Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam-Hưởng ứng 90 năm thành lập Đảng

Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3 tháng 2 năm 1930 – ngày 3 tháng 2 năm 2020) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy cuộc thi này có hướng đến đối tượng nào, thể lệ ra sao và làm sao để tham gia dự thi, các đoàn viên thanh niên quan tâm đến những câu hỏi này đừng vội bỏ qua những thông tin sau của truonghoc.edu.vn cung cấp nhé:

 1. Đôi nét về Cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam là cuộc thi trắc nghiệm được tổ chức cho các đối tượng là thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi từ 9 đến 30 với mục tiêu góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, nâng cao nhân thức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ và khuyến khích tinh thần đấu tranh xây dựng đất nước trong thời đại mới ngày nay.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm, với 03 vòng thi:
Vòng thi tuần (thi trực tuyến cá nhân): Mỗi thí sinh được dự thi 1 lần/1 tuần và được thi tối đa 5 tuần. Tại mỗi bài thi thí sinh phải trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của Đảng, những thành tựu nước ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng…mỗi câu hỏi thí sinh có 30 giây để suy nghĩ và đưa ra đáp áp. Sau mỗi tuần thi, Ban tổ chức sẽ chọn ra 5 thí sinh có điểm số cao nhất để tham dự vòng thi bán kết, ngoài ra 65 thí sin có tổng điểm 5 tuần cao nhất cũng được lựa chọn tham dự vòng sau.

Vòng bán kết (thi trực tuyến cá nhân): 90 thí sinh được lựa chọn sẽ trải qua vòng thi bán kết, tại đây mỗi thí sinh phải trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm, 15 thí sinh có điểm số cao nhất sẽ được tham gia vòng chung kết.

Vòng thi chung kết (thi đối kháng 1:1 trên sân khấu): 15 thí sinh được lựa chọn sẽ được chia thành 5 đội để tham gia vòng chung kết với 4 phần thi. Vòng chung kết kết thúc sẽ lựa chọn đội thi chiến thắng chung cuộc.

2. Cách thức đăng nhập để thực hiện bài dự thi tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài dự thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến. Do vậy, thí sinh mong muốn tham gia cần thực hiện đăng ký tài khoản dự thi tại VCNET – Hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo  qua website: http://vcnet.vn hoặc ứng dụng VCNET trên thiết bị di động.

Tiếp theo để tiến hành trả lời cuộc thi của Ban tổ chức, thí sinh thực hiện thông qua VCNet vào thi hoặc dangcongsan.vn vào thi. Tại đây thí sinh đăng nhập tài khoản VBNET đã đăng ký. Vcnet.vn đăng nhập được thực hiện như sau: Tại giao diện của trang web, thí sinh nhập tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng ký sau đó chọn Đăng Nhập.

Vcnet.vn đăng nhập

3. Cách cuộc thi khác về đảng ban không nên bỏ qua
Ngoài cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh còn tổ chức nhiều cuộc thi khác để hưởng ứng các sự kiện lớn của Đảng và Nhà nước, gần đây nhất là cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nghị quyết đại hội 13 đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc thi được thực hiện thông qua Ứng dụng Thanh niên Việt Nam diễn ra từ ngày 15/9/2021 đến cuối năm nay.

Cuộc thi tìm hiểu nghị quyết đại hội 13 đảng cộng sản Việt Nam

Các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng tích cực tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dưới nhiều hình thức linh động như tự luận, trực tuyến….tùy theo tình hình thực tế của địa phương mình. Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây đề Bài dự thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam của tỉnh Bình Định để các bạn tham khảo.
 

 Đề Bài dự thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Định

Trên đây là một số thông tin về cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam truonghoc.edu.vn muốn chia sẻ tới các bạn.


Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập, vào thời gian nào và được thành lập trên cơ sở hợp nhất những tổ chức tiền thân nào?
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội, vào thời gian nào, tại đâu? Nêu tên các đồng chí Tổng Bí thư (hoặc Bí thư thứ nhất) của Đảng từ khi Đảng ta được thành lập đến nay?
Câu 3:  Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Đảng ta phát động vào ngày tháng năm nào? Nội dung chủ yếu các chuyên đề hàng năm đã học tập, quán triệt và làm theo từ khi Đảng ta phát động đến nay?
Câu 4:  Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Bình Định có bao nhiêu chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập? Nêu tên và thời gian thành lập? Ai làm Bí thư?
Câu 5: Tỉnh ủy lâm thời Bình Định thành lập vào thời gian nào? Các đồng chí ủy viên? Ai làm bí thư?
Câu 6: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh Bình Định trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
Câu 7: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh Bình Định (31/3/1975)?
Câu 8: Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ tỉnh Bình Định (cả giai đoạn tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi sát nhập thành tỉnh Nghĩa Bình 1975 - 1989) đã tiến hành mấy kỳ Đại hội? Nêu rõ thời gian từng kỳ Đại hội? Ở đâu? Ai làm Bí thư?
Câu 9: Nêu những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong chặng đường 30 năm thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đối mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng (1975 - 2005)?
Câu 10: Qua nghiên cứu, tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định”, anh/chị có những đề xuất, kiến nghị gì trong thời gian tới góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh Bình Định trong sạch, vững mạnh, xây dựng quê hương Bình Định ngày càng giàu đẹp, văn minh? (viết không quá 1.000 từ).
                                                                      
 TRẢ LỜI:
Câu 1:
- Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện vào ngày 03/02/1930 . Tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.
Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Câu 2:
89 năm kể từ khi thành lập đến nay (3/2/1930 – 3/2/2019), Đảng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội của Đảng đều gắn với những giai đoạn lịch sử, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam. 
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ I
Diễn ra từ ngày 28 đến ngày 31 - 3 - 1935 tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự có 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các Đảng bộ ở nước ngoài. Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.  
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II
Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. , bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III
Diễn ra từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV
Diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Lê Duẩn tiếp tục làm Tổng Bí thư. 
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V.
Diễn ra từ ngày 27-31/3/1982 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, Ban bí thư gồm 10 đồng chí, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại giữ chức vụ Tổng Bí thư.  
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI.
Diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội. Có 1129 Đảng viên tham dự, thay mặt cho gần 1.9 triệu Đảng viên cả nước. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 dự khuyết. Ban Bí thư gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII.
Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội.  Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa VII tháng 11/1993 đã bầu bổ sung thêm 4 ủy viên Bộ Chính trị). Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. 
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII.
Đại hội diễn ra từ ngày 28/6-1/7/1996 tại Hà Nội.  Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư (sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VIII - tháng 12/1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư).
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX.
Đại hội diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội.  Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X.
Đại hội diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 14 thành viên và Ban Bí thư có 8 thành viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.  
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI
Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 19/01/2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham dự của 1.377 đại biểu . Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII: Diễn ra từ 20/1 - 28/1/2016. Chiều ngày 27 tháng 01 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư.
Câu 3: Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5).
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/05/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua . Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với 5 nội dung:
1- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
2- Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
3- Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng,
4- Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa "xây" với "chống".
5- Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
Câu 4:  Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9.1939), phong trào cách mạng trong toàn quốc cũng như ở Bình Định chuyển vào hoạt động bí mật. Từ năm 1939 đến năm 1945, một số cán bộ Đảng đến Bình Định hoạt động gây cơ sở, các chi bộ Đảng được thành lập, Mặt trận Việt Minh và Ban cán sự Đảng của tỉnh được ra đời.
Bình Định là tỉnh có phong trào cách mạng phát triển khá sớm. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các cơ sở Đảng ở Bình Định được thành lập: Chi bộ Nhà máy đèn Quy Nhơn (3.1930); Chi bộ Cửu Lợi, Tam Quan, Hoài Nhơn (8.1930), Chi bộ Trường Quốc học, Quy Nhơn (11.1930).
Cuối năm 1938, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định được củng cố gồm 3 đồng chí: Trần Lung, Trần Tín và Nguyễn Văn, do Trần Lung làm Bí thư. Khoảng tháng 9.1939, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của công nhân đường sắt Bình Định được thành lập, do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm Bí thư.
Tháng 6.1940, Xứ ủy Trung Kì cử Trần Văn Ngoạn về Quy Nhơn giúp địa phương khôi phục cơ sở Đảng và phong trào quần chúng. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng được thành lập trong công nhân xưởng mộc Hiệp Thành (phường Đống Đa, Quy Nhơn) gồm 5 đảng viên do đồng chí Trần Văn Ngoạn làm Bí thư.
Đầu năm 1943, tại Nhà lao Quy Nhơn, một Chi bộ Đảng được thành lập, do đồng chí Võ Xán làm Bí thư.
Câu 5: Cuối năm 1938, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định được củng cố gồm 3 đồng chí: Trần Lung, Trần Tín và Nguyễn Văn, do Trần Lung làm Bí thư. Đầu năm 1939, trước đòi hỏi mới của phong trào công nhân đường sắt, Xứ ủy Trung Kì xúc tiến một số biện pháp nhằm củng cố phong trào công nhân xe lửa đoạn Diêu Trì - Tháp Chàm. Khoảng tháng 9.1939, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của công nhân đường sắt Bình Định được thành lập, do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm Bí thư.

Câu 6:  Tại Bình Định, tối 13/8/1945, khi nhận được tin Nhật đầu hàng, Ủy ban vận động Việt Minh họp khẩn cấp tại ga Quy Nhơn. Hội nghị nhận định tình thế cách mạng đã xuất hiện, song việc chuẩn bị chưa đầy đủ. Cho nên, một mặt phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, cử người gặp Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh bàn kế hoạch phối hợp. Mặt khác, điều tra lại tình hình địch, nhất là nắm chắc thái độ, phản ứng của sĩ quan Nhật và tỉnh trưởng bù nhìn. Tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng căn cứ chỉ thị ngày 12/3/1945, hội nghị chủ trương: Dù tình hình nào cũng phải kịp thời phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền trước khi quân Đồng minh đến địa phương. Hội nghị quyết định lập Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Võ Xán lãnh đạo, lập Đội tự vệ cứu quốc tập trung, thông báo tin Nhật đầu hàng Đồng minh cho các nhóm thanh niên yêu nước An Khê, Pleiku và Kon Tum.
Tại An Sơn, Hoài Nhơn, ngày 18/8/1945, Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh họp nhận định: "Quần chúng và cán bộ thì sôi nổi và quyết tâm song phong trào so với các nơi khác còn yếu". Hội nghị quyết định lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, do đồng chí Trần Quang Khanh làm Trưởng ban. Ngày 21/6/1945, thường trực Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh ra "chỉ thị sắt" đề ra một số chủ trương và biện pháp xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa.
Trước thời cơ chiến lược, hai tổ chức Việt Minh trong tỉnh không chỉ chưa thống nhất lực lượng, mà còn có những nhận định và chủ trương khác nhau về khởi nghĩa tại địa phương. Do đó, cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh cũng có cách khác nhau. Ngày 31/8/1945, tại Diêu Trì, Tuy Phước cuộc họp liên tỉnh giữa đại biểu Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ với đại biểu Ủy ban vận động cứu nước tỉnh do đồng chí Trần Lương chủ trì. Đây là Hội nghị để củng cố sự đoàn kết nội bộ lực lượng cách mạng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức đặt lợi ích cách mạng trên quyền lợi bộ phận của các tổ chức Việt Minh. Ngày 3/9/1945 tại sân vận động Quy Nhơn, với hơn 1000 tự vệ cứu quốc và tự vệ sắt tham gia mít tinh chào mừng thắng lợi cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh. Trong ngày hội thắng lợi, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời mới của tỉnh lấy tên Tăng Bạt Hổ được thành lập, do đồng chí Trần Quang Khanh làm Chủ tịch.
Hơn một tuần lễ (23/8 - 31/8/1945), trước cơn bão táp của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến từ làng xã đến huyện, tỉnh bị sụp đổ hoàn toàn, âm mưu phá hoại của bọn phản động bị đập tan, nhân dân Bình Định đã vùng lên giành chính quyền toàn tỉnh thắng lợi.

Câu 7:  Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Trung bộ, nối với Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam bằng đường số 1, với Gia Lai ở phía Tây bằng đường số 19. Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, trên đường 19, địch tổ chức phòng ngự thành từng cụm, từng tuyến từ Phú Phong đến Phú An, trung tâm là cụm căn cứ Lai Nghi. Chúng còn lập hệ thống phòng thủ dọc theo bờ biển từ Diêu Trì đến đèo Cù Mông, đồng thời di chuyển một bộ phận về phía sau xây dựng tuyến phòng ngự mới tại Đèo Cả.
Liên tiếp trong tháng 3-1975, các đơn vị chủ lực Quân khu 5 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công các cụm phòng ngự của địch trên đường số 1 cả từ hai phía Bắc, Nam và trên đường 19, loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận Sư đoàn 22 quân ngụy. Quân và dân địa phương tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và bức rút hàng chục chốt điểm, giải phóng phần lớn nông thôn các huyện Phù Cát, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Bình Khê, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ.
5 giờ sáng 31-3-1975, Quân Giải phóng đồng loạt tấn công các tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch đánh chiếm Lai Nghi, Phú Phong, núi Trà Lam Sơn, Đập Đá. 20 giờ ngày 31-3, các cánh quân của ta tiến vào thị xã Quy Nhơn. Số quân địch trấn giữ các căn cứ trong nội ô tổ chức kháng cự không thành công, tìm đường tháo chạy. Tỉnh Bình Định hoàn toàn giải phóng.
Thắng lợi to lớn, toàn diện và triệt để của Đảng bộ, quân và dân Bình Định là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Bên cạnh đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chi viện to lớn và có hiệu quả của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sự hỗ trợ và hợp đồng chặt chẽ của các chiến trường, sự đóng góp máu xương của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng và con em đồng bào khắp mọi miền đất nước, còn bắt nguồn từ những nhân tố nội tại hết sức quan trọng. Đó là sự kế thừa tinh thần quật khởi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn để khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc, ý chí tự lực tự cường của Đảng bộ, quân và dân Bình Định với quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, không có gì quý hơn độc lập tự do” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Đó còn là truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ và nhân dân đã được vun đắp và phát huy cao độ trong quá trình tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Đảng với dân một lòng, quân với dân một ý chí, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, thủy chung son sắt, cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ và ác liệt cũng như lúc giành được thắng lợi.

Câu 8:
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ I
Ngày 22/1/1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất khai mạc tại thành Bình Định (An Nhơn).Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí, do đồng chí Trần Lê làm bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ II
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp vào tháng 2/1949, tại thôn Dương Liễu, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ.Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 19 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III họp tháng 3/1950 tại trại Thiếu nhi Bác Hồ xã Cát Hanh, huyện Phù Cát.Trên cơ sở phân tích tình hình, đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong năm 1950 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IV
Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, họp tháng 12/1952 tại Đức Long, xã Ân Đức, huyện Hoài ÂnĐại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm       19 đồng chí do đồng chí Trần Quang Khanh làm Bí thư.
Cuối năm 1952, đồng chí Ngô Đức Đệ, Ủy viên Thường vụ khu ủy V, làm Bí thư thay đồng chí Trần Quang Khanh.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V
Tháng 6/1960 tại Tu-kơ-Roong (Vĩnh Thạnh) Đảng bộ Bình Định tổ chức đại hội đại biểu lần thứ V (lần thứ nhất trong kháng chiến chống Mỹ). Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11 đồng chí (có 2 dự khuyết, 1 dân tộc thiểu số). Đồng chí Trần Quang Khanh, Khu ủy viên được bầu làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VI
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI họp từ ngày 20 đến ngày 25/11/1964 tại thôn Nghĩa Nhơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân. Giữa năm 1967, đồng chí Trần Quang Khanh chuyển công tác về Khu ủy, đồng chí Nguyễn Trung Tín làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 4/1968, đồng chí Đặng Thành Chơn (Tám Lý) ở khu ủy về làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VII
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII họp vào Trung tuần tháng 11/1968 tại Trường Ðảng tỉnh bên bờ suối Kà Xom (Vĩnh Thạnh). Hơn 150 đại biểu thay mặt cho 4.974 đảng viên của 380 chi bộ, Đảng bộ cơ sở về dự.Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm có 22 đồng chí (20 chính thức, 2 dự khuyết, 1 dân tộc ít người, 1 nữ). Đồng chí Đặng Thành Chơn được bầu làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII họp từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/1986 tại Quy Nhơn , Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 65 đồng chí (50 ủy viên chính thức, 15 ủy viên dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 14 đồng chí. Đồng chí Đỗ Quang Thắng được bầu làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ  IX
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX họp từ ngày 6 đến 12/11/1973 tại làng K10, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh . Đồng chí Nguyễn Trung Tín được bầu làm Bí thư.Tháng 2/1976 Tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi được sát nhập thành tỉnh Nghĩa Bình Sau khi hợp nhất tỉnh, Thường vụ Khu ủy V có Nghị quyết công nhận Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm có 31 đồng chí (chưa kể 8 đồng chí quân sự còn chờ ý kiến quân khu ủy), đồng chí Võ Hanh (tức Võ) làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Kiểm tra Đảng.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ X
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ nhất (tỉnh Bình Định lần thứ X) họp từ ngày 10/10 đến ngày 20/10/1976 và từ ngày 23 đến ngày 27/3/1977 tại Quy Nhơn. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí (có 2 ủy viên dự khuyết), Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Võ Văn Đinh được bầu làm Bí thư.
Tháng 3/1978, đồng chí Nguyễn Quang Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng (khóa IV) về làm Bí thư thay đồng chí Võ Văn Đinh.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XI
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XI (tỉnh Nghĩa Bình lần thứ II) họp từ 7 đến 11/11/1979 tại Quy Nhơn.Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 45 đồng chí (có 4 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Quang Lâm (Tám Tú) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 1/1981, đồng chí Trần Kiên, Ủy viên Trung ương Đảng, về làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 5/1982, đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh), Ủy viên Trung ương Đảng, về làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 8/1982, đồng chí Đỗ Quang Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Võ Trung Thành từ trần.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XII
Họp từ ngày 31/1/1983 đến ngày 05/2/1983 tại Quy Nhơn. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 đồng chí (2 đồng chí dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Đồng chí Đỗ Quang Thắng được bầu làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII họp từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/1986 tại Quy Nhơn, Để lãnh đạo các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng của Đảng bộ Bình Định, ngày 4/4/1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 612- QĐ/TW điều đồng chí Nguyễn Trung Tín, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng về làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIV
Họp từ ngày 23/4 đến ngày 26/4/1991 tại thành phố Quy Nhơn Hội nghị đã bầu bổ sung 5 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (Đặng Ngọc Biển, Nguyễn Minh Lân, Tống Nhuệ, Phạm Văn Thanh, Nguyễn Hữu Thiên).
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XV
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV họp từ ngày 7 đến ngày 9/5/1996 tại thành phố Quy Nhơn.Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 đồng chí. Đồng chí Tô Tử Thanh được bầu làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVI
Đại hội diễn ra từ ngày 7 đến 10/2/2001 tại Quy Nhơn, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI có 47 đồng chí, BCH bầu đồng chí Mai Ái Trực làm Bí thư.
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII diễn ra từ ngày 16 - 18.11.2005 tại Quy Nhơn , Đồng chí Nguyễn Xuân Dương tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy,
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII
Dễn ra từ ngày 27 - 29.10.2010  tại Quy Nhơn , Đồng chí Nguyễn Văn Thiện được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy
 Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX
Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 - 16.10.2015, trong đó phiên trù bị diễn ra vào lúc 15 giờ ngày 14.10, đại hội chính thức diễn ra trong 2 ngày 15 - 16.10; địa điểm tổ chức Đại hội là Hội trường Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (TP Quy Nhơn). Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.

Câu 9: Qua 30 năm đổi mới, Bình Định đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bình Định đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những thành tựu to lớn trên tạo tiền đề quan trọng để tỉnh  ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tới; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử để chúng ta vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Có được những thành tựu trên đây là do Đảng bộ tỉnh Bình Định có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực thực hiện . Đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đường lối đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta được bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ.
Câu 10:   Tôi có một số đề xuất như sau:
   1/ Bình Định cần đầu tư cho tàu đánh bắt xa bờ  và  tổ chức việc khai thác cá ngừ theo chuỗi, gắn với xuất khẩu , phải tập huấn cho ngư dân biết kỹ thuật khai thác cá ngừ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm chất lượng để xuất khẩu.
    2/ Bình Định có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương để phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, được kỳ vọng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả khu vực nam Trung Bộ. cần quy hoạch thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, hiện để  thu hút một số dự án lớn đầu tư.
    3 / Đề xuất làm đường cao tốc nối Bình Định với Tây nguyên và kết nối với Bắc Nam trong thời gian sớm nhất ,  Dự án đường bộ cao tốc bắc - nam đoạn qua Bình Định và một số tuyến giao thông huyết mạch khác, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Bình Định và các tỉnh trong khu vực đang rất cần được triển khai sớm.
   4/ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, năng lượng tái tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Phấn đấu xây dựng Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế biển, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu tư, khai thác hiệu quả, bền vững các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và kháng chiến, danh lam thắng cảnh; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
 5/  Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bình Định cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng các vùng chuyên canh, trồng rau sạch. Tăng cường trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với các cảng cá ./.
 

                                                                                              Người dự thi

Chia sẻ bởi: admin
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
  • Xem: 811
  • Dung lượng: 24.88 KB
  • Tải về: 1
  • Sưu tầm: N/A
  • Thuộc chủ đề: Bài thu hoạch, bài dự thi
Liên kết tải về

Top những câu cà khịa cực gắt được sử dụng nhiều nhất

Cà khịa là gì ?
Cà khịa đang là trào lưu nổi bật được ứng dụng nhiều trên mạng internet. theo wikipedia, cà khịa là từ ngữ vùng đất mang hai nghĩa : cố tình gây gỗ để cãi vã, đánh đá nhau và xen vào việc riêng tư của người khác .

Cà khịa, cà chớn, cà nhắc ... Là những từ ngữ dân cư vùng mình thường dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy lạc quan, hầu hết chỉ những thanh niên yêu thích xen vào chuyện của người khác . Việc sử dụng cà khịa trên internet cũng khá giống với từ khẩu nghiệp tuy nhiên chứa đựng giá trị nhẹ hơn, chỉ chứa đựng giá trị chỉ ai đang vào cuộc chuyện người nào đó, hoặc có lãi nói , hành động xích mích, đâm chọc, kích đểu ... Với đối phương. Một số người còn lấy cà khịa bày trò chơi đùa giữa bằng hữu cùng nhau, ví dụ nói vui trong toàn bộ các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa .

18/09/2021

Giáo án lớp 1 tuần 7 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 7 đầy đủ các môn là công cụ không thể thiếu với bất cứ thầy cô nào. Giáo án này sẽ giúp thầy cô truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh

27/09/2023

Tổng hợp những STT, Cap hay về thanh xuân

Thanh xuân là khoảng thời gian tràn đầy niềm vui, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ mà rất khó để quay lại. Vì vậy hiện nay có rất nhiều STT, Cap hay về thanh xuân được sáng tác để lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ tổng hợp những status và caption hay về thanh xuân cho các bạn nhớ về quãng thời gian tươi đẹp của mình.
Tổng hợp STT hay về thanh xuân
STT, Cap hay về thanh xuân không chỉ đem tới cho bạn những phút giây vui vẻ và thư giãn. Mà nó còn giúp bạn ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thanh xuân. Sau đây là những STT hay về thanh xuân:
1. Thế giới quá đỗi rộng lớn, vừa mới buông tay đây thôi mà ngoảnh lại đã chẳng thấy nhau.
2. Cuộc sống là chuỗi hành trình không ngừng nghỉ, ai biết ngày mai sẽ gặp những gì. Chỉ biết ánh mặt trời ngày hôm nay thật đẹp, ngàn vạn lần xin đừng bỏ lỡ.
3. Thanh Xuân rồi sẽ qua như cánh đồng già đi sau mùa hoa thắm. Thời gian thì nhanh mà nỗi buồn thì chậm chạp, sao chúng ta rẽ về đâu cũng giẫm phải nỗi buồn…
4. Những gì thanh xuân năm đó anh có, anh cho em hết.
Những gì hiện tại anh không có, tương lai anh sẽ cố gắng cho em.
5. Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là quãng thời gian mà chúng ta có sự nhiệt huyết, có sức khỏe và có cả bản lĩnh, sự kiên trì để theo đuổi những hoài bão của bản thân. Vì thế mỗi chúng ta phải biết trân trọng quãng thời gian căng tràn sức sống và tươi đẹp này.
Tổng hợp STT ngắn về thanh xuân
1. Nơi đẹp nhất là những nơi chúng ta đã từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là thanh xuân không thể quay trở lại.
2. Trong khe hở của thời gian và hiện thực, thanh xuân và sắc đẹp mỏng manh như trang giấy dễ bị gió hong khô.
3. Tình cảm và nhiệt huyết của thanh xuân mãi mãi là những ký ức đẹp nhất.
4. Có những chuyện mà khi trẻ dù có cố thế nào cũng chẳng thể hiểu được. Những khi đã hiểu ra rồi thì thanh xuân đã ở lại phía sau.
5. Khi nhìn lại thì thanh xuân của bạn là quãng thời gian thú vị nhất mà hiếm người có được.
6. Trong thời gian thanh xuân, người ta làm những điều rồ dại và yêu đương hết mình. Người ta lớn lên từng ngày với những sai lầm và cố gắng đứng dậy đi tiếp.
Tổng hợp STT thanh xuân hài hước
1. Khi nhìn thấy những cái tên được các cặp đôi khắc lên cây, lúc đó tôi tự hỏi yêu đương thì mang dao theo để làm gì?
2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không có.
3. Thời gian học hành bao gồm 10% thời gian nghiên cứu và 90% thời gian để than phiền học hành khổ sở với đứa bạn thân.
5. Nếu như thanh xuân là giấc mơ thì chúng ta chỉ muốn mơ hoài mà không tỉnh.
Tổng hợp Cap thanh xuân ngắn
1. Thanh xuân của tôi nghịch ngợm lắm
Đôi lần đã va vấp nhưng tôi vẫn mỉm cười thật tươi để mọi chuyện lại đâu vào đấy.
2. Điều tuyệt nhất tuổi thanh xuân là tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại thích cậu đến điên cuồng? Đáp án chính là tôi thích cậu mà không có lý do…
3. Nếu như thanh xuân em đặt đúng chỗ thì cuộc đời em giống như đang trúng số…
4. Đôi khi thanh xuân chẳng phải là thời gian mà đó là khoảng cách.
5. Thanh xuân của anh là dành cho em, còn thanh xuân của em là dành cho ai chứ đâu phải cho em.
6. Năm tháng đó tôi thích em là thật. Còn việc em có đáp lại hay không thì không còn quan trọng nữa. Vì thanh xuân vốn dĩ là để bỏ lỡ….
Bài viết trên đã chia sẻ khá nhiều những STT, Cap hay về thanh xuân cho các bạn tìm hiểu. Hy vọng những câu nói trên đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp trong thời thanh xuân của bạn.

21/09/2023

Lời bài hát Rước đèn tháng 8

**Lời bài hát Rước đèn tháng 8**

**Sáng tác: Lê Hoàng Long**

**Thể hiện: Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, V.A**

**1.** Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Em múa ca vui đón chị Hằng
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Em muốn ăn bốn, năm ba phần

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**2.** Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chị Hằng hái hoa trên cung trăng
Thổi sáo cho chú Cuội nghe

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**3.** Trung thu ơi, trung thu ơi
Cùng nhau múa hát, đón chị Hằng
Tết trung thu, Tết trung thu
Cùng nhau vui vẻ, đón chị Hằng

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**Bài hát Rước đèn tháng 8** là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến ở Việt Nam. Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Hoàng Long, và được thể hiện bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi nổi tiếng như Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, v.v.

Bài hát mang giai điệu vui tươi, sôi động, phù hợp với không khí lễ hội trung thu. Nội dung bài hát nói về hình ảnh những em nhỏ nô đùa, rước đèn, múa hát mừng trung thu. Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, những nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Bài hát Rước đèn tháng 8 là một trong những bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất ở Việt Nam. Bài hát luôn được các em nhỏ yêu thích và hát vang trong mỗi dịp trung thu.

18/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 6 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 6 là công cụ hữu ích cho các thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Bài viết sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới nhất.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất

Giáo án lớp 1 tuần 5 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 5 là tài liệu quan trọng giúp các thầy cô có thể bớt được công sức và thời gian dạy giáo án. Bài viết sau sẽ cung cấp những bộ giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất với cách biên soạn chi tiết và dễ hiểu. Quý thầy cô có thể tham khảo các giáo án này để tạo ra những bộ giáo án chất lượng nhất và hỗ trợ quá trình giảng dạy tốt hơn.
Giáo án lớp 1 trọn bộ theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 5
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 5:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 5:
BÀI 3: ÍT HƠN, NHIỀU HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức:
● Giúp học sinh hình dung ban đầu về số khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
● So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật qua sử dụng các từ ít hơn, nhiều hơn, bằng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất chung:
● So sánh được số lượng của 2 nhóm đồ vật trong bài toán thực tế có hai hoặc 3 nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
● Bộ đồ dùng học toán 1.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 5:
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TUẦN 5: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA BẠN VÀ EM
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Học sinh mô tả được những đặc điểm cơ bản về ngoại hình bên ngoài của mình và của bạn.
- Học sinh cần thể hiện sự hòa đồng, thân thiện khi làm việc với bạn bè.
- HS tự đánh giá các hoạt động của bản thân.
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự tự tin về bản thân và sự tôn trọng bạn bè.
- Trung thực trong việc tự đánh giá bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Bút chì
- Bộ thẻ cảm xúc.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 5:
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài 16 này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách để tìm kết quả của một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng trong phạm vi 6 để giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học:NL tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết các vấn đề toán học….
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, chấm tròn.
- Một số tình huống dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cùng học để phát triển năng lực
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI HỌC: TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đọc đúng, đọc trơn từ, câu, đoạn ở trong bài “Ngày em tới trường”.
- Viết đúng từ mở đầu bằng g/ gh trong bài đọc, chép đúng một đoạn văn trong bài.
- Nói được một điều mình thích trong ngày đầu đến trường
2. Năng lực:
- Học sinh biết cách để hợp tác nhóm, quan sát các tranh trình bày và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết và yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu nhóm để chơi tiếp sức ở các hoạt động.
2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
MÔN TOÁN
Bài: Hình chữ nhật, hình vuông
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được các dạng hình vuông, hình chữ nhật, nói đúng tên hình.
- Học sinh bước đầu cảm nhận sự khác nhau giữa hình chữ nhật, hình vuông.
- Trong một nhóm hình, HS chỉ ra được hình nào là hình vuông, hình nào là hình chữ nhật. Đồng thời chỉ ra được hình nào không phải hình vuông, hình nào không phải hình chữ nhật.
- Liên hệ thực tế: Chỉ được các đồ vật có dạng hình vuông hoặc có dạng hình chữ nhật.
- HS bước đầu hình thành các năng lực hợp tác, quan sát, giao tiếp, phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Slide có minh họa tranh / ảnh trong SGK
- Các tấm bìa có dạng hình chữ nhật, hình vuông
Trong bài viết này, quý thầy cô hoàn toàn có thể tải file giáo án các môn Thể dục, Mỹ Thuật, Tiếng việt, Đạo Đức,... lớp 1 tuần 5. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghiên cứu về môn học và phương pháp giảng dạy học sinh.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 tuần 2 bao gồm tất cả các môn học cơ bản như: Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật…. theo đúng chương trình SGK mới nhất. Đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án lớp 1 tuần 2 mới nhất cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm các loại giáo án sau đây:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 2
- Dưới đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 2 cho thầy cô tham khảo:
Giáo án sách "Cánh Diều"
Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
Giáo án "Kết nối tri thức"
Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
Giáo án "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 2:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực
a. Đọc: Phân biệt và đọc âm "o" đúng cách; đọc chính xác các từ và câu có chứa âm "o" và dấu hỏi; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các nội dung đã đọc.
b. Viết: Viết đúng chữ "o" và dấu hỏi; viết chính xác các từ và câu có chứa chữ "o" và dấu hỏi.
c. Nghe và nói: Phát triển từ vựng dựa trên các từ có âm "o" và dấu hỏi trong bài học. Phát triển kỹ năng chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát để nhận biết các nhân vật và suy luận nội dung trong tranh minh họa.
(Ví dụ: Chào mẹ khi mẹ đến đón sau giờ học và chào ông, bà khi đi học về)
2. Phát triển phẩm chất
Cảm nhận và thấu hiểu tình cảm, mối quan hệ với tất cả thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng tranh phóng to, học sinh chuẩn bị bộ ghép chữ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 2:
BÀI 2: Chữ "B b" (Sách học sinh, Trang 12-13)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:
Quan sát các hình ảnh trong bức tranh và trò chuyện với bạn về những đối tượng và hoạt động xuất hiện trong tranh. Nhất là những từ có âm "b" (bé, ba, bà, bế bé, ...).
Nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ cái "b"; có khả năng đọc chữ "b" và từ "ba"; viết được chữ "b" và "ba" cùng với số 2; nhận dạng các từ chứa âm "b"; có khả năng nói một câu với từ chứa âm "b". Biết thể hiện, hát theo vận động trong bài hát vui vẻ và quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tự học, khả năng tự giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo thông qua việc đọc và viết.
Cải thiện phẩm chất chăm chỉ thông qua việc tập viết và rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc tham gia các bài kiểm tra và đánh giá.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Giáo viên: Thẻ từ chứa chữ "b" (in hoa và in thường); một số hình ảnh minh họa (hình con ba ba, con rùa); các bài hát "Cháu yêu bà" và "Búp bê bằng bông"; thẻ từ với các từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
Học sinh: Sách giáo trình, vở tập viết, bút viết, bảng con, …
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ 4, 5, 6
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm nhóm đồ vật có số lượng tới 6. Thông qua đó, học sinh nhận biết được số lượng và hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được số 4, 5, 6.
- Lập được những nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
SGK, một số chấm tròn, hình vuông, các thẻ số từ 1 đến 6,.. (trong bộ đồ dùng học tập Toán 1).
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cùng học để phát triển năng lực
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu gia đình là gì, rằng đó là tổ ấm của mình, nơi có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất.
Kĩ năng:
Học sinh biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích và khả năng của mình.
Học sinh có khả năng kể tên các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong lớp.
Học sinh sử dụng từ ngữ thích hợp để xưng hô phù hợp với mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Học sinh thể hiện tình cảm kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình.
Thái độ:
Phát triển tình cảm yêu quý gia đình và người thân trong gia đình.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: biết thể hiện tình yêu, chăm sóc và giúp đỡ người thân.
Nhận thức về tầm quan trọng của người thân trong gia đình; trình bày thông tin ngắn gọn về bản thân.
Hiểu và tìm hiểu về những hành động thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giới thiệu thông tin về gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
Tranh ảnh minh họa.
Bài hát "Ba thương con" và "Ba ngọn nến lung linh".
Bảng tương tác, máy chiếu, tivi (tuỳ điều kiện địa phương).
- Chuẩn bị của HS:
Tranh vẽ về hình ảnh của các thành viên trong gia đình của họ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Giáo án môn Toán lớp 1
Bài 10: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được những kết quả sau:
- Kiến thức:
Học sinh có khả năng nhận dạng, đọc và viết các số 7, 8, 9.
Họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến các số này.
- Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng toán học cơ bản.
- Thái độ:
Tạo sự hứng thú và tự tin trong việc học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ số 7, 8, 9.
Thẻ chấm tròn.
Trong bài viết trên, thầy cô và phụ huynh có thể tải file giáo án lớp 1 tuần 2 cho các môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt, Đạo Đức,... Hy vọng những giáo án này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình giáo dục học sinh và con em của mình.

12/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Quý Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
+ Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
+ Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
+ Tranh minh họa
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
- Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
2. Năng lực
- Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
- Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất
- Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ ê, l
- HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực
TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.

11/09/2023

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 mới nhất theo CV 2345, CV405

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là giáo án điện tử đầy đủ các môn học như:  Tiếng việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được biên soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3 của truonghoc.edu.vn, bộ giáo án lớp 3 đầy đủ này sẽ giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm chất lượng hiệu quả hơn.
TUẦN 1
Môn : TIẾNG VIỆT– Lớp 3/3
Tên bài học: Bài 1: NGÀY GẶP LẠI ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: 5/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật dựa vào các hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều.  
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Mùa hè của em
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.

- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 3/3
Tên bài học: Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (1 tiết)
Thời gian thực hiện: 6/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.
- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,...
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11/09/2023

Giáo án lớp 1 - Tuần 1 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 1 là tài liệu được biên soạn theo quy chuẩn giáo dục ở bậc tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án này sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch giảng dạy cụ thể trong tuần đầu năm học và có sự chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận với kiến thức cơ bản của lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp thông tin giáo án lớp 1 tuần 1 cho mọi người tìm hiểu.

10/09/2023

Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

21/09/2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm 2023)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm) là một tài liệu hoàn chỉnh đã được biên soạn chuẩn mực, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy chi tiết và chuẩn bị hiệu quả cho các bài giảng Tiếng Việt lớp 1 trong năm học 2023. Nội dung của giáo án đã được biên soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm. Truonghoc.edu.vn xin gửi tới quý Thầy, Cô giáo trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều hoàn toàn miễn phí.

30/08/2023

Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27

Cùng truonghoc.edu.vn tìm hiểu về mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 trong bài viết sau

12/08/2023

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

22/03/2022

Thông tin tham khảo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây