Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới 'chưa từng có'

Chủ nhật - 05/09/2021 04:07
Sáng nay 5-9, thầy, trò tại 57/63 tỉnh, thành phố sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Lễ khai giảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trên sóng truyền hình hoặc trực tiếp tùy điều kiện từng địa phương.
Ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - đánh trống khai giảng năm học 2021-2022 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - đánh trống khai giảng năm học 2021-2022 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là lễ khai giảng năm học vô cùng đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương phải gồng mình chống dịch COVID-19 nên cách thức tổ chức linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế ở từng địa phương.

TP.HCM: Mặc niệm tưởng nhớ nạn nhân mất vì COVID-19 trong lễ khai giảng 

Sáng 5-9, TP.HCM tổ chức lễ khai giảng đặc biệt năm học 2021-2022 tại điểm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5).

Buổi lễ có sự tham dự của ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM; ông Dương Anh Đức -phó chủ tịch, lãnh đạo Sở GD-ĐT… thầy cô giáo và đại diện 10 học sinh cho 3 khối lớp của trường.

Sau lễ chào cờ, mọi người đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ nạn nhân mất vì đại dịch COVID-19.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 2.

Học sinh dành phút mặc niệm nạn nhân qua đời vì COVID-19 trong buổi lễ khai giảng năm học mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Phan Văn Mãi cho biết TP dự định tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho nhà giáo, các bộ nhân viên nhà trường trước ngày 20-11 và đề xuất Bộ Y tế tiêm cho học sinh 12 -18 tuổi.

"Cùng nhau, chúng ta sẽ bù lại cho các em, các cháu một ngày đến trường đúng nghĩa"

Sáng 5-9, dự lễ khai trương Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G thuộc Học viện Quân y điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng tại quận 6 (TP.HCM), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: "Hôm nay tôi có những cảm xúc rất đặc biệt.

Bình thường ngày này những năm gần đây, thường giờ này, tôi thường lặng lẽ đến các trường học để chứng kiến bố mẹ, ông bà đưa các cháu nhỏ đến trường, chứng kiến các cháu nhỏ nô nức, háo hức, kể cả những cháu nhỏ xíu lần đầu đến trường còn sợ, còn khóc.

Chúng ta đến đấy để thấy rằng đất nước, ngành giáo dục còn nhiều khó khăn, nhưng tương lai thì rạng ngời ở phía trước.

Ngày hôm nay, chúng ta ngồi ở đây, tôi ở đây không phải trong không khí tưng bừng mà tất cả đều rất trang nghiêm. Trong số các bác sĩ ngồi đây có những người cũng có con, có cháu mà lẽ ra hôm nay mình ở bên cạnh.

Rất nhiều tỉnh dù khai giảng nhưng trẻ em cũng chưa thể đến trường. Chúng ta phải cùng nhau sao cho dịch bệnh ở TP và một số khu vực lân cận sớm được kiểm soát. Chúng ta phải cùng nhau tự hứa sẽ bù lại cho các em, các cháu một ngày đến trường đúng nghĩa.

Chúng ta cũng phải cùng nhau tự hứa ở những tỉnh, những địa bàn hiện nay còn khống chế, kiểm soát được dịch, trẻ em còn được đến trường phải cố gắng giữ thành quả.

Ở những nơi trẻ em chưa thể đến trường, phải tạo điều kiện tốt nhất dù qua mạng, qua truyền hình, dù qua các phiếu học tập để các em các con các cháu được học hành thật tốt. Hơn hết chúng ta phải cùng nhau tự hứa rằng ngay ở địa bàn TP này chúng ta đã và sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ cho các thầy cô giáo và các cháu học sinh".

Lắng lại một chút, ông Đam tiếp lời: "Tại bệnh viện này, rất có thể ngày mai, thậm chí ngày hôm nay sẽ có những bệnh nhân là thầy giáo cô giáo và thậm chí học sinh. Tất cả chúng ta, hơn lúc nào hết, khi lực lượng quân đội không chỉ bảo vệ tổ quốc mà còn đến tận khu phố, ngõ xóm để chăm sóc, mang đồ ăn thức uống cho mọi người.

Tôi mong rằng, toàn xã hội, tất cả các lực lượng, dù là công hay tư, chúng ta phải bước qua tất cả những ràng buộc, kể cả cơ chế, kể cả trong suy nghĩ để làm sao kiểm soát, dập được dịch, sớm nhất đem lại cuộc sống bình thường mới cho nhân dân. Và như tôi đã nói, để trẻ em sớm được quay lại trường học".

Phó thủ tướng gửi lời cảm ơn các tướng lĩnh quân đội, chiến sĩ và các lực lượng, cảm ơn các thầy thuốc và các lực lượng đang tiếp tục quên mình để chống dịch.

TIẾN LONG

Vĩnh Long lên 3 phương án dạy và học

Sáng 5-9, Sở GD-ĐT Vĩnh Long đã phối hợp tổ chức lễ khai giảng tại điểm trường THPT Lưu Văn Liệt (TP Vĩnh Long) và được phát trực tiếp trên truyền hình để tạo không khí năm học mới.

"Trước khi bước vào ngày học đầu tiên, UBND các huyện, thị, thành sẽ tiến hành bàn giao, khử khuẩn 62 cơ sở giáo dục trưng dụng làm điểm cách ly. Đồng thời quyết định các khu vực vùng an toàn và vùng có nguy cơ dịch bệnh. Từ cơ sở đó, ngành giáo dục sẽ áp dụng hình thức dạy và học.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 4.

Tỉnh Vĩnh Long khai giảng phát trực tiếp trên sóng truyền hình - Ảnh: ĐỖ Ý LY

Nếu vùng an toàn thì học sinh đến trường bình thường và địa phương sẽ đảm bảo công tác phòng chống dịch, nếu là vùng có nguy cơ thì ngành sẽ tổ chức phương án học trực tuyến, hoặc thông qua các kênh học tập thông qua tổ, nhóm… có sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên. 

Còn nếu xảy ra tình huống bất ngờ, ngành giáo dục sẽ chuyển trạng thái qua phương án dạy và học khác nhau cho phù hợp. Sở GD-ĐT đã xây dựng tổng cộng 3 phương án", bà Trương Thanh Nhuận - giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long - thông tin.

CHÍ HẠNH

Hơn 250.000 học sinh TP Cần Thơ vui vẻ đón chào năm học mới online

Sáng 5-9, hơn 250.000 học sinh và thầy cô ở các điểm trường TP Cần Thơ vui vẻ dự lễ khải giảng trực tuyến trên nền tảng Youtube để đón chào năm học 2021-2022.

Bà Nguyễn Thị Như Ngọc, phụ huynh học sinh ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, cho biết 2 con bà rất háo hức chờ lễ khai giảng "đặc biệt" này. Mới 6h sáng, 2 bé đã ăn mặc gọn gàng chờ chào đón năm học mới.

"Tuy xem qua màn hình nhưng tui thấy lễ khai giảng cũng trang trọng và ấm áp lắm. Mấy con tui cũng háo hức đứng xếp hàng ngay ngắn chào đón năm học đặc biệt này", bà Ngọc nói.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 5.

Ông Phạm Văn Hiểu, phó bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ, đánh trống khai trường - Ảnh: CHÍ CÔNG

Thầy Nguyễn Hữu Định, hiệu trưởng Trường THPT Thới Lai (huyện Thới Lai), cho hay năm học mới này ở trường có khoảng 1.887 em học sinh (tổng số khối 10,11 và 12). Và với số lượng học sinh đông đúc này, nhà trường cũng đã triển khai đến thầy cô thông báo đến phụ huynh và lập group online cho các em học sinh.

"Thầy cô, phụ huynh và các em học sinh ở trường cũng đã sẵn sàng tham gia và ngày 6-9 các em sẽ chính thức vào học", thầy Định thông tin.

Ông Dương Tấn Hiển, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, kiêm giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, cho biết thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh, học viên có hoàn cảnh khó khăn và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học...

CHÍ CÔNG

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 6.

Phụ huynh đưa hai em học sinh vào lớp 1 đến dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh sáng 5-9 - Ảnh: DOÃN HÒA

 
Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 7.

Tại Hà Tĩnh, lễ khai giảng được được tổ chức vào 7h sáng nay tại Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) và được truyền hình trực tiếp để học sinh toàn tỉnh theo dõi. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Lê Văn Thiêm tham dự lễ khai giảng năm học mới - Ảnh: LÊ MINH

 
Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 8.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Sơn Kiên, Hòn Đất (Kiên Giang) khai giảng qua truyền hình - Ảnh: THU HƯƠNG

Hải Phòng khai giảng trong mưa dông

Mặc cho mưa dông kéo dài từ rạng sáng 5-9, hàng ngàn học sinh dự lễ khai giảng tập trung ở TP Hải Phòng vẫn háo hức tới trường dự khai giảng năm học mới.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, mặc dù mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số tuyến phố nhưng học sinh khối 6 và 10 cũng như học sinh mầm non lớp 5 tuổi trên địa bàn TP Hải Phòng vẫn háo hức đến trường dự lễ khai giảng.

Chương trình lễ khai giảng được các trường quán triệt, thực hiện đúng theo chỉ đạo của UBND TP là ngắn gọn, không quá 35 phút và được thực hiện từ khoảng 7h20 cùng ngày. 

Các nhà trường tổ chức khai giảng tập trung đối với khối lớp 1, lớp 6, lớp 10 và các khối lớp còn lại tổ chức cho học sinh dự khai giảng bằng hình thức trực tuyến tại nhà.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 9.

Chương trình khai giảng năm học mới diễn ra ngắn gọn song vẫn đảm bảo trang nghiêm - Ảnh: TIẾN THẮNG

Theo kế hoạch, do công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn đang thực hiện hiệu quả nên sau lễ khai giảng năm học mới, các nhà trường, cơ sở giáo dục, trung tâm và đơn vị liên quan sẽ hoạt động trở lại từ ngày 6-9.

TIẾN THẮNG

Phú Thọ: Trừ học sinh đầu cấp, mỗi lớp không quá 5 học sinh

Tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 gọn nhẹ, không mời đại biểu lãnh đạo các cấp dự. Thành phần tổ chức gồm cán bộ quản lý, giáo viên, 100% học sinh đầu cấp và các khối lớp còn lại không quá 5 học sinh/lớp

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 10.

Học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ dự lễ khai giảng sáng 5-9 - Ảnh: VĨNH HÀ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Mạnh cho biết từ ngày 1-9, học sinh các cấp ở tỉnh đã tựu trường (trừ các trường ở huyện Thanh Thủy tựu trường ngày 4-9). Với khoảng 600 học sinh hiện đang lưu trú tại các tỉnh, thành phố đã không kịp trở về địa phương, tỉnh đã có văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố tiếp nhận, tạo điều kiện cho các em học tập năm học 2021-2022.

Đối với việc tổ chức học, tỉnh yêu cầu tạm thời không tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tập trung toàn trường (chào cờ, thể dục giữa giờ, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm...). Tranh thủ tối đa thời gian dạy học trực tiếp những nội dung kiến thức theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022.

Lễ khai giảng tại trường tiểu học Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Video: VĨNH HÀ

Theo kế hoạch tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh, tỉnh lên 5 kịch bản dạy học. Nếu không có ca mắc sẽ tổ chức dạy học bình thường. Hạn chế tổ chức các hoạt động có sự tập trung đông người; tạm dừng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, hội thi, giao lưu, học tập kinh nghiệm... Nếu dịch ở mức độ từ trung bình đến rất cao sẽ tạm dừng đến trường và tổ chức dạy học trực tuyến.

CHÍ TUỆ

Đà Nẵng: Cô hiệu trưởng được xe công an chở đi khai giảng 

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 12.

Lễ khai giảng tại trường chỉ có cô hiệu trưởng, cô cấp dưỡng và bác bảo vệ - Ảnh: Đ.C

Lễ khai giảng năm học mới sáng 5-9 tại Đà Nẵng diễn ra thật đặc biệt. Thành phố vẫn đang thực hiện các biện pháp mạnh để phòng, chống dịch nên lễ khai giảng được tổ chức online.

Sáng nay, cô Nguyễn Quốc Thư Trâm - hiệu trưởng Trường mầm non Bình Minh (phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) có mặt tại trường để làm lễ khai giảng online. Mấy chục năm làm giáo viên, có lẽ đây là buổi lễ khai giảng đáng nhớ nhất của cô Trâm. Việc đi lại của người dân thành phố hiện vẫn đang bị hạn chế. Cô Trâm đã được lực lượng công an phường lấy xe chuyên dụng để đưa tới nơi làm lễ khai giảng.

Buổi khai giảng năm học mới, ngoài cô Trâm còn có 1 cô cấp dưỡng và bác bảo vệ. "Năm trước cũng do ảnh hưởng của dịch nên khai giảng online nhưng có đầy đủ các cô đi dự, năm nay chỉ có cô hiệu trưởng, cô cấp dưỡng và bác bảo vệ", cô Trâm chia sẻ. Tất cả giáo viên của trường mặc áo dài và dự khai giảng online. Lãnh đạo UBND phường Thuận Phước (quận Hải Châu) cũng đã ghé thăm động viên nhà trường.

Ông Trương Thanh Dũng - phó chủ tịch UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết đây là năm học thứ 2 các trường học tổ chức khai giảng online. Tuy nhiên năm nay còn đặc biệt hơn vì mọi sự chuẩn bị không được diễn ra tại nhà trường do toàn thành phố đang thực hiện phong tỏa cứng. 

Bước vào năm học mới trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, toàn quận hiện có 5 trường tiểu học được dùng làm khu cách ly. Song khắc phục mọi khó khăn, cùng với kinh nghiệm của năm học trước, các trường cũng đã chủ động chuẩn bị tốt cho lễ khai giảng 5-9.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 13.

Lần thứ 2 lễ khai giảng của học sinh Đà Nẵng phải dự online do ảnh hưởng của dịch - Ảnh: Đ.C

"Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới, lãnh đạo quận đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn từ ý kiến của các trường; động viên thầy trò toàn ngành khắc phục khó khăn để bước vào năm học mới và thực hiện tốt 2 nhiệm vụ là chiến thắng dịch bệnh và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đề ra", ông Dũng chia sẻ.

ĐOÀN CƯỜNG

Đắk Nông: Lễ khai giảng ngắn gọn trong 30 phút

Sáng 5-9, hơn 180.000 học sinh ở Đắk Nông dự lễ khai giảng năm học 2021-2022. Phần lớn học sinh ở các huyện dự lễ khai giảng trực tiếp tại trường. Tuy nhiên số học sinh dự lễ khai giảng trên sân trường chỉ hạn chế không quá 100 em. Số học sinh còn lại dự khai giảng và nghe thư của Chủ tịch nước trong lớp học.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 14.

Sáng 5-9, hơn 180.000 học sinh ở Đắk Nông dự lễ khai giảng năm học 2021-2022 - Ảnh: DƯƠNG PHONG

Tại trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Quảng Hòa, Đắk Glong, sáng nay hơn 450 học sinh đã đến trường khai giảng. Ngay khi đến trường các em phải vào lớp ổn định chỗ ngồi, nghe giáo viên phổ biến nội dung năm học mới.

Toàn bộ lễ khai giảng của trường chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 30 phút. Ngay sau khi kết thúc lễ, nhà trường tổ chức cho phụ huynh đón các em về ngay, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Tại huyện Cư Jút, địa phương đang giãn cách theo chỉ thị 16, các trường phải lùi lễ khai giảng và ngày bắt đầu năm học mới từ 13-20 ngày. Các trường được lên kế hoạch khai giảng theo 3 phương án. Toàn huyện có thể sẽ tựu trường vào ngày 8-9 nếu dịch còn phức tạp hơn có thể vào ngày 15-9.

ĐÌNH CƯƠNG

* Sáng 5-9, lễ khai giảng năm học mới tại tỉnh Bình Định được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tiếp. Tại nơi diễn ra lễ khai giảng - Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định (TP Quy Nhơn), các thầy cô giáo, học sinh được sắp xếp chỗ ngồi đúng khoảng cách quy định an toàn phòng chống dịch. Trước khi tham dự buổi lễ, mọi người được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn cẩn thận.

Về thời gian đến trường, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu phải phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại địa phương để đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 15.

Quang cảnh buổi khai giảng tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định - Ảnh: LÂM THIÊN

Cụ thể, dự kiến thời gian đến trường của học sinh các huyện Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn là từ ngày 6-9.

Học sinh TP Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Mỹ, Hoài Ân đến trường từ ngày 13-9. Học sinh tại thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát đến trường từ ngày 20-9.

Riêng bậc học mầm non và các hệ giáo dục thường xuyên, thời gian học sinh đến trường là ngày 20-9 hoặc có thể muộn hơn tùy theo diễn biến tình hình dịch COVID-19.

LÂM THIÊN

* Ngày 5-9, Sở GD-ĐT tỉnh An Giang tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang tại điểm cầu trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP Long Xuyên.

Theo kế hoạch, từ ngày mai 6-9, các trường trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh khối 9 và 12 trước. Đến ngày 15-9, tùy theo tình hình dịch bệnh các địa phương ra sao sẽ có cách dạy trực tiếp hay chia đôi hoặc phải học trực tuyến tiếp tục.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 16.

Các em học sinh huyện Tịnh Biên "khai giảng" năm học mới qua sóng truyền hình trực tiếp - Ảnh: BỬU ĐẤU

Thầy Lê Đỗ Huy - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, TP Châu Đốc - cho biết việc dạy trực tuyến là tình huống "bất khả kháng" cho học sinh. Bởi mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự học của học sinh. 

"Dạy trực tuyến cho học sinh nếu thầy cô nhiệt huyết cách mấy đi nữa mà học sinh không có ý thức tự học thì rất khó, đó là chưa kể đến chất lượng giảng dạy và học tập làm sao bằng học trực tiếp. Nếu chia lớp học ra cho khối 12 và lớp 9 thì các trường có thể đảm bảo, còn chia lớp hết các khối thì không thể nào đáp ứng được", ông Huy nói.

BỬU ĐẤU

 

Hà Nội: Đón năm học mới theo cách riêng

Năm học 2021-2022, Hà Nội có 2,1 triệu học sinh các cấp. Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức chung tại trường THCS Trưng Vương với số người tham dự rất hạn chế và truyền hình trực tiếp sóng Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội và trên các nền tảng trực tuyến.

Sau phần "tiếp sóng" lễ khai giảng chung, nhiều trường học đã chuẩn bị chương trình đón năm học mới theo cách riêng bằng hình thức trực tuyến, vừa đảm bảo quy định phòng dịch nhưng vẫn kết nối để khích lệ tinh thần giáo viên, học sinh.

Chính hoàn cảnh đặc biệt và nỗ lực của các nhà trường cho ngày đầu tiên năm học đã mang lại những cảm xúc khó quên cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 17.

Cô bé Phương Nhi, học sinh lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) diện bộ cánh đẹp đón chào năm học mới ở một góc phòng được bố mẹ trang trí cờ hoa - Ảnh: PHCC

Nhiều cô giáo chủ nhiệm lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Siêu đã rưng rưng khi nhận những bức ảnh, clip của chính cha mẹ học sinh gửi đến. Dịch COVID-19 ập đến và cả thành phố thực hiện giãn cách trong nhiều ngày nên học sinh lớp 1 chưa kịp mua đồng phục. Ngày khai giảng, bố mẹ tự sắm cho con áo sơ mi trắng để diện. Có bé được mẹ giúp làm hoa giấy, dán cờ để vẫy chào, mặc dù chỉ được theo dõi lễ khai giảng qua ti vi.

"Một số phụ huynh đã có sáng kiến trang trí góc phòng thật đẹp, có cờ, hoa để tạo không khí khai giảng năm học mới cho các con. Những bé lần đầu đi học đã lỡ cơ hội được dự cuộc đón học sinh lớp 1 tại trường nhưng lại được bố mẹ, cô giáo chuẩn bị một lễ đón cảm động", một cô giáo chủ nhiệm lớp 1 chia sẻ.


00:00:04

Một cậu bé lớp 1 của trường tiểu học Nguyễn Siêu được bố mẹ tập cho cách cầm cờ để "dự " lễ khai giảng trực tuyến - Ảnh: PHCC

Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) có một câu chuyện được kể bằng hình ảnh. Mỗi bức hình là gương mặt của cô giáo và học sinh với đủ trạng thái cảm xúc: vui nhộn, nhí nhố, xúc động đính kèm những lời nhắn gửi, ước mơ, hay những câu slogan rất "ngầu"

"Sẽ có thật nhiều kỷ niệm bên nhau và sẽ cố gắng cùng nhau đến bến cuối cùng của chuyến đò"

"Tôn trọng để hạnh phúc, tự trọng để thành công"

Đó là những lời nhắn gửi của học sinh cho nhau, của học sinh cho thầy, cô và của thầy cô cho học sinh của mình trong ngày khai giảng năm học mới. Không được "tay bắt mặt mừng" trong lễ khai giảng với nhiều hoạt động sôi nổi nhưng những hình ảnh, lời nhắn gửi từ các "siêu phẩm" do chính học sinh làm nên đã khiến lễ khai trường trực tuyến trở nên đáng nhớ theo cách riêng.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 19.

Một siêu phẩm nhí nhố và dễ thương nhân ngày khai trường của học sinh trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội)- Ảnh: HSCC


Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 20.

"Mong dịch bệnh qua mau để chúng con được đến trường" là lời ước cho một năm học đặc biệt nhất trong cuộc đời đi học của nhiều học sinh Hà Nội - Ảnh: HSCC

7h30 phút ngày 5-9, khi buổi lễ khai giảng năm học mới được ghi hình phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình, nhiều trường học ở Hà Nội cũng nhắc học sinh mặc đồng phục hoặc trang phục chỉnh tề theo dõi qua ti vi hoặc nền tảng trực tuyến. Một số trường yêu cầu học sinh chào cờ, hát quốc ca để hòa vào không khí trang nghiêm chung đang được diễn ra trực tiếp tại trường.


00:01:01

Thầy, trò trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) hát quốc ca trong lễ khai giảng trực tuyến - Ảnh: THPT PHC

Và có những sân trường vắng bóng học sinh, nhưng trên sân khấu của buổi lễ khai giảng vẫn rộn ràng niềm vui. Đó là tất cả những gì mà các thầy cô giáo của nhiều trường học ở Hà Nội có thể làm để gửi đến học sinh những cảm xúc của một năm học dự báo nhiều khó khăn nhưng vẫn nhiều hy vọng.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 22.

Tiết mục văn nghệ trong lễ khai giảng năm học tại trường Nguyễn Siêu được biểu diễn trước sân trường vắng lặng và ghi hình cho học sinh thưởng thức trên nền tảng trực tuyến. Một khung cảnh khiến phụ huynh rưng rưng xúc động - Ảnh: TH NGUYỄN SIÊU

VĨNH HÀ

Phú Yên: Trường tổ chức khai giảng qua Facebook


00:00:35

Lễ khai giảng năm học 2021-2022 trực tuyến tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) - Video: DUY THANH

7h30 sáng nay, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) tổ chức khai giảng năm học mới trực tuyến qua trang Fanpage "Tuổi trẻ THPT Lương Văn Chánh" để toàn thể học sinh và phụ huynh, cựu học sinh trường ở trong cả nước, nước ngoài đều có thể theo dõi.

Tại hội trường của nhà trường, chỉ khoảng 10 thầy cô trong ban giám hiệu, đại diện phụ huynh học sinh tham dự, nhưng phần khánh tiết vẫn được chuẩn bị đầy đủ, trang trọng như một buổi lễ khai giảng chính thức thường niên.

"Chúc học sinh thân yêu của Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh một năm học mới đầy say mê, nhiều năng lượng và khao khát sáng tạo không ngừng. Hãy tin tưởng bằng tất cả trái tim và thực hiện với tất cả nghị lực và tâm huyết của mình", thầy Huỳnh Tấn Châu - hiệu trưởng trường, nhắn nhủ.

Cùng với thư của Chủ tịch nước, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên gởi học sinh và thầy cô giáo, buổi khai giảng của Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh cũng phát đoạn clip của GS.TS Phan Thành Nam - cựu học sinh chuyên toán của trường, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Đức, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng của Hội Toán học châu Âu năm 2020. 

GS Nam gởi gắm niềm tin, truyền cảm hứng học tập và sự nuôi dưỡng ước mơ đạt đến những tầm cao mới trong học vấn cho thế hệ học sinh hôm nay của Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh.

Năm học mới 2021-2022, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 196.400 học sinh ở các cấp.

DUY THANH

Hơn 850.000 học sinh Nghệ An dự lễ khai giảng trực tuyến

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 24.

Hai học sinh vào lớp 1 đại diện đến dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh, Nghệ An sáng 5-9 - Ảnh: DOÃN HÒA

8h sáng 5-9, hơn 850.000 học sinh Nghệ An sẽ dự lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 trên sóng truyền hình, mạng xã hội. Buổi lễ khai giảng được tổ chức tại điểm Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh trong thời gian 30 phút.

Đây là một lễ khai giảng đặc biệt chưa từng có trong tiền lệ, bởi năm học này do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên toàn tỉnh Nghệ An chưa tổ chức học tập trung cho tất cả các cấp học.

Do 21 huyện, thành phố, thị xã ở Nghệ An đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16.

Nghệ An cũng đang còn 508 trường phải sử dụng để làm khu cách ly tập trung trong đó có 292 trường mầm non, 138 trường tiểu học và 77 trường THCS và 1 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX.

Trước thềm năm học mới, Nghệ An cũng đang còn hàng chục học sinh và giáo viên phải điều trị tại các bệnh viện dã chiến; hàng trăm giáo viên, học sinh thuộc diện F1 và F2 đang phải cách ly tập trung hoặc giám sát tại nhà.

Ông Thái Văn Thành - giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, việc tổ chức lễ khai giảng bằng hình thức trực tuyến sẽ giúp cho hơn 850.000 học sinh và hàng chục ngàn giáo viên tỉnh nhà được tham dự một lễ khai giảng đúng nghĩa. Qua đó, tạo động lực để toàn ngành vượt qua khó khăn, dịch bệnh về cố gắng để có một năm học thành công, đạt nhiều thành tích.

"Toàn tỉnh đã lên kế hoạch cho học sinh học online sau lễ khai giảng theo các cấp học ở từng khung giờ khác nhau trong ngày. Căn cứ diễn biến dịch bệnh, các trường có thể điều chỉnh dạy trực tiếp nếu trong điều kiện khống chế được dịch bệnh", ông Thành nói.

Chị Võ Hồng Nhung - 37 tuổi, ngụ xã Nghi Phú, TP Vinh đưa con tới dự lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - chia sẻ: "Cả đêm qua, hai mẹ con đều không ngủ được chỉ mong trời sáng để đến trường khai giảng. Do dịch bệnh nên việc cho con làm quen học online của con gặp khó khăn. Năm học mới, các phụ huynh chúng tôi chỉ mong dịch bệnh sớm được khống chế để các cháu có thể đến trường bình thường".

DOÃN HÒA

Lễ khai giảng đặc biệt của huyện vùng sâu

Do dịch COVID-19, toàn tỉnh Đắk Lắk lùi lịch học đến 15-9, không theo kế hoạch học trực tuyến sau lễ khai giảng như đã ban hành do nhiều vùng khó khăn. Tuy nhiên Lễ khai giảng - ngày toàn dân đưa con đến trường - vẫn được tổ chức trong không gian hẹp, phát trực tuyến hoặc qua loa phát thanh xã, phường.

Tại huyện biên giới Ea Súp, Đắk Lắk, để chuẩn bị cho lễ khai giảng đặc biệt, thầy cô giáo đã đi từng nhà để dặn dò.

Phủi nhanh đám bụi đất bám vào áo quần sau khi vừa cùng giáo viên đến từng thôn, phát lịch tổ chức khai giảng cho học sinh trở về, cô Đàm Thị Lâm - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Cư K’bang (huyện Ea Súp) - chia sẻ năm học này nhà trường có hơn 900 học sinh. Trong đó hơn 98% là con em người dân tộc thiểu số.

Hầu hết giáo viên ở đây đã bám nắm và thuộc từng hoàn cảnh của học sinh, nên khó khăn đến mấy, thầy cô cũng sẽ đến hỗ trợ, giúp đỡ, động viên để gia đình cho các em đi học đầy đủ. Lẽ ra ngày mai ở đây vui lắm, tiếc là không thể làm khác được trong lúc dịch đang phức tạp.

Hôm nay 5-9: Lễ khai giảng năm học mới chưa từng có - Ảnh 25.

Trường tiểu học Lê Hồng Phong (xã Cư Kbang, Ea Súp) chuẩn bị cho lễ khai giảng trực tuyến - Ảnh: TRUNG TÂN

"Chưa bao giờ ở giữa thời bình, tôi lại thấy một Lễ khai giảng đặc biệt đến như vậy. Khai giảng mà không hề có học sinh đến trường. Nơi tổ chức không ở ngoài sân trường mà ở trong phòng họp trực tuyến. Đã thế, số giáo viên được dự trực tiếp cũng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch", cô Lâm xúc động.

Chị Thào Thị Sơ, (35 tuổi, trú thôn 15, xã Cư Kbang), cho biết các thầy cô của trường tiểu học Lê Hồng Phong vừa đến đây thông báo về Lễ khai giảng vào ngày mai. "Các cô bảo do đang dịch  nên không phải đưa cháu đến trường với lại nhà chị không có điện thoại thông minh thì cho cháu nghe qua loa phát thanh nhé".

Còn anh Thào Mí Sình, 30 tuổi, hàng xóm chị Sơ), có 2 con theo học tại trường tiểu học Lê Hồng Phong kể: "Nhà tôi có mua được chiếc điện thoại thông minh. Sáng nay thầy Học (phó Hiệu trưởng) đến hướng dẫn cách vào để mai cho con dự khai giảng rồi".

 

TRUNG TÂN

* Nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ít ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vẫn tổ chức lễ khai giảng như các năm trước. 

Trong khi đó, một số tỉnh tuy không có nguy cơ cao chọn phương án tổ chức lễ khai giảng trực tiếp nhưng hạn chế số lượng học sinh tham dự.

* Tỉnh Bắc Giang từng là điểm nóng dịch bệnh nhưng nay đã kiểm soát được, lễ khai giảng ở đây được tổ chức trực tiếp đối với các trường tiểu học, trung học, nhưng rút gọn chỉ có phần lễ, không tổ chức các hoạt động khác và hạn chế số lượng. Mỗi trường sẽ có không quá 100 học sinh và khách mời cũng hạn chế tham gia. Các trường ở tỉnh này phải xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo giãn cách cần thiết để phòng dịch.

Nhiều tỉnh khác lựa chọn hình thức khai giảng phát trên sóng truyền hình và các nền tảng trực tuyến...

Điện Biên: Học sinh 'rốn lũ' Nậm Nhừ không còn đi qua cầu tre dự lễ khai giảng

Từ hơn 6h30, các giáo viên đã bắt đầu đón học sinh ở 'rốn lũ' Nậm Nhừ đến trường để chuẩn bị lễ khai giảng rất đặc biệt.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, cô Nguyễn Thị Thúy, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Nhừ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) cho biết năm nay các học sinh đến trường không còn phải đi qua cầu tre dựng tạm như lễ khai giảng năm 2020 nữa mà đã có cầu bê tông. Khuôn viên sân trường cũng được lát gạch, đổ bê tông.

"Đúng 7h30 sáng nay, nhà trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn tại phòng họp hội đồng và tại các lớp. Tại phòng họp hội đồng, chỉ có đại diện chính quyền xã, đại diện tổ trưởng tổ khối, công đoàn nhà trường, ban giám hiệu và một số học sinh có thành tích xuất sắc dự. Còn tại các lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ điều hành lễ khai giảng.

Do điều kiện ở miền núi khó khăn, các lớp chưa được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính để kết nối trực tuyến đến từng lớp. Do đó, nhà trường đã phát loa để học sinh ở các lớp nghe thư của Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng năm học, đánh trống khai trường…

Dù không tổ chức múa hát nhưng lễ khai giảng được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa tạo không khí vui tươi, khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh bước vào năm học mới", cô Thúy chia sẻ.

Điện Biên: Học sinh rốn lũ Nậm Nhừ không còn đi qua cầu tre dự lễ khai giảng - Ảnh 3.

Học sinh và giáo viên chủ nhiệm dự lễ khai giảng tại lớp - Ảnh: N. THÚY

Trước đó vào tháng 8-2020, một trận lũ quét qua trường Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Nhừ cuốn đi nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản của nhà trường và cán bộ giáo viên. Do đó, các em học sinh và giáo viên tổ chức khai giảng ở khuôn viên trường mới đang xây dựng, con đường duy nhất để đến đường bị trận lũ quét cuốn trôi.

Trước ngày khai giảng năm học 2020, nhà trường cùng người dân không quản nắng mưa làm một cây cầu tre tạm để kịp đưa vào sử dụng. Khuôn viên trường mới cũng chưa kịp hoàn thiện, chính quyền địa phương cùng nhà trường cùng nhân dân và các em học sinh đã san gạt, tạo mặt bằng, chuẩn bị các tiết mục, chương trình cho lễ khai giảng trọn vẹn.

Điện Biên: Học sinh rốn lũ Nậm Nhừ không còn đi qua cầu tre dự lễ khai giảng - Ảnh 4.

Các thầy cô giáo và học sinh đến trường qua cây cầu tre được dựng tạm sau khi lũ cuốn trôi mất cầu năm 2020 - Ảnh: VĂN THÀNH CHƯƠNG

CHÍ TUỆ

Link gốc bài viết: https://tuoitre.vn/hom-nay-5-9-le-khai-giang-nam-hoc-moi-chua-tung-co-20210904233845979.htm

Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Top những câu cà khịa cực gắt được sử dụng nhiều nhất

Cà khịa là gì ?
Cà khịa đang là trào lưu nổi bật được ứng dụng nhiều trên mạng internet. theo wikipedia, cà khịa là từ ngữ vùng đất mang hai nghĩa : cố tình gây gỗ để cãi vã, đánh đá nhau và xen vào việc riêng tư của người khác .

Cà khịa, cà chớn, cà nhắc ... Là những từ ngữ dân cư vùng mình thường dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy lạc quan, hầu hết chỉ những thanh niên yêu thích xen vào chuyện của người khác . Việc sử dụng cà khịa trên internet cũng khá giống với từ khẩu nghiệp tuy nhiên chứa đựng giá trị nhẹ hơn, chỉ chứa đựng giá trị chỉ ai đang vào cuộc chuyện người nào đó, hoặc có lãi nói , hành động xích mích, đâm chọc, kích đểu ... Với đối phương. Một số người còn lấy cà khịa bày trò chơi đùa giữa bằng hữu cùng nhau, ví dụ nói vui trong toàn bộ các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa .

18/09/2021

Giáo án lớp 1 tuần 7 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 7 đầy đủ các môn là công cụ không thể thiếu với bất cứ thầy cô nào. Giáo án này sẽ giúp thầy cô truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh

27/09/2023

Tổng hợp những STT, Cap hay về thanh xuân

Thanh xuân là khoảng thời gian tràn đầy niềm vui, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ mà rất khó để quay lại. Vì vậy hiện nay có rất nhiều STT, Cap hay về thanh xuân được sáng tác để lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ tổng hợp những status và caption hay về thanh xuân cho các bạn nhớ về quãng thời gian tươi đẹp của mình.
Tổng hợp STT hay về thanh xuân
STT, Cap hay về thanh xuân không chỉ đem tới cho bạn những phút giây vui vẻ và thư giãn. Mà nó còn giúp bạn ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thanh xuân. Sau đây là những STT hay về thanh xuân:
1. Thế giới quá đỗi rộng lớn, vừa mới buông tay đây thôi mà ngoảnh lại đã chẳng thấy nhau.
2. Cuộc sống là chuỗi hành trình không ngừng nghỉ, ai biết ngày mai sẽ gặp những gì. Chỉ biết ánh mặt trời ngày hôm nay thật đẹp, ngàn vạn lần xin đừng bỏ lỡ.
3. Thanh Xuân rồi sẽ qua như cánh đồng già đi sau mùa hoa thắm. Thời gian thì nhanh mà nỗi buồn thì chậm chạp, sao chúng ta rẽ về đâu cũng giẫm phải nỗi buồn…
4. Những gì thanh xuân năm đó anh có, anh cho em hết.
Những gì hiện tại anh không có, tương lai anh sẽ cố gắng cho em.
5. Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là quãng thời gian mà chúng ta có sự nhiệt huyết, có sức khỏe và có cả bản lĩnh, sự kiên trì để theo đuổi những hoài bão của bản thân. Vì thế mỗi chúng ta phải biết trân trọng quãng thời gian căng tràn sức sống và tươi đẹp này.
Tổng hợp STT ngắn về thanh xuân
1. Nơi đẹp nhất là những nơi chúng ta đã từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là thanh xuân không thể quay trở lại.
2. Trong khe hở của thời gian và hiện thực, thanh xuân và sắc đẹp mỏng manh như trang giấy dễ bị gió hong khô.
3. Tình cảm và nhiệt huyết của thanh xuân mãi mãi là những ký ức đẹp nhất.
4. Có những chuyện mà khi trẻ dù có cố thế nào cũng chẳng thể hiểu được. Những khi đã hiểu ra rồi thì thanh xuân đã ở lại phía sau.
5. Khi nhìn lại thì thanh xuân của bạn là quãng thời gian thú vị nhất mà hiếm người có được.
6. Trong thời gian thanh xuân, người ta làm những điều rồ dại và yêu đương hết mình. Người ta lớn lên từng ngày với những sai lầm và cố gắng đứng dậy đi tiếp.
Tổng hợp STT thanh xuân hài hước
1. Khi nhìn thấy những cái tên được các cặp đôi khắc lên cây, lúc đó tôi tự hỏi yêu đương thì mang dao theo để làm gì?
2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không có.
3. Thời gian học hành bao gồm 10% thời gian nghiên cứu và 90% thời gian để than phiền học hành khổ sở với đứa bạn thân.
5. Nếu như thanh xuân là giấc mơ thì chúng ta chỉ muốn mơ hoài mà không tỉnh.
Tổng hợp Cap thanh xuân ngắn
1. Thanh xuân của tôi nghịch ngợm lắm
Đôi lần đã va vấp nhưng tôi vẫn mỉm cười thật tươi để mọi chuyện lại đâu vào đấy.
2. Điều tuyệt nhất tuổi thanh xuân là tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại thích cậu đến điên cuồng? Đáp án chính là tôi thích cậu mà không có lý do…
3. Nếu như thanh xuân em đặt đúng chỗ thì cuộc đời em giống như đang trúng số…
4. Đôi khi thanh xuân chẳng phải là thời gian mà đó là khoảng cách.
5. Thanh xuân của anh là dành cho em, còn thanh xuân của em là dành cho ai chứ đâu phải cho em.
6. Năm tháng đó tôi thích em là thật. Còn việc em có đáp lại hay không thì không còn quan trọng nữa. Vì thanh xuân vốn dĩ là để bỏ lỡ….
Bài viết trên đã chia sẻ khá nhiều những STT, Cap hay về thanh xuân cho các bạn tìm hiểu. Hy vọng những câu nói trên đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp trong thời thanh xuân của bạn.

21/09/2023

Lời bài hát Rước đèn tháng 8

**Lời bài hát Rước đèn tháng 8**

**Sáng tác: Lê Hoàng Long**

**Thể hiện: Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, V.A**

**1.** Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Em múa ca vui đón chị Hằng
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Em muốn ăn bốn, năm ba phần

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**2.** Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chị Hằng hái hoa trên cung trăng
Thổi sáo cho chú Cuội nghe

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**3.** Trung thu ơi, trung thu ơi
Cùng nhau múa hát, đón chị Hằng
Tết trung thu, Tết trung thu
Cùng nhau vui vẻ, đón chị Hằng

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**Bài hát Rước đèn tháng 8** là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến ở Việt Nam. Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Hoàng Long, và được thể hiện bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi nổi tiếng như Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, v.v.

Bài hát mang giai điệu vui tươi, sôi động, phù hợp với không khí lễ hội trung thu. Nội dung bài hát nói về hình ảnh những em nhỏ nô đùa, rước đèn, múa hát mừng trung thu. Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, những nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Bài hát Rước đèn tháng 8 là một trong những bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất ở Việt Nam. Bài hát luôn được các em nhỏ yêu thích và hát vang trong mỗi dịp trung thu.

18/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 6 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 6 là công cụ hữu ích cho các thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Bài viết sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới nhất.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất

Giáo án lớp 1 tuần 5 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 5 là tài liệu quan trọng giúp các thầy cô có thể bớt được công sức và thời gian dạy giáo án. Bài viết sau sẽ cung cấp những bộ giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất với cách biên soạn chi tiết và dễ hiểu. Quý thầy cô có thể tham khảo các giáo án này để tạo ra những bộ giáo án chất lượng nhất và hỗ trợ quá trình giảng dạy tốt hơn.
Giáo án lớp 1 trọn bộ theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 5
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 5:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 5:
BÀI 3: ÍT HƠN, NHIỀU HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức:
● Giúp học sinh hình dung ban đầu về số khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
● So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật qua sử dụng các từ ít hơn, nhiều hơn, bằng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất chung:
● So sánh được số lượng của 2 nhóm đồ vật trong bài toán thực tế có hai hoặc 3 nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
● Bộ đồ dùng học toán 1.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 5:
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TUẦN 5: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA BẠN VÀ EM
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Học sinh mô tả được những đặc điểm cơ bản về ngoại hình bên ngoài của mình và của bạn.
- Học sinh cần thể hiện sự hòa đồng, thân thiện khi làm việc với bạn bè.
- HS tự đánh giá các hoạt động của bản thân.
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự tự tin về bản thân và sự tôn trọng bạn bè.
- Trung thực trong việc tự đánh giá bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Bút chì
- Bộ thẻ cảm xúc.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 5:
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài 16 này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách để tìm kết quả của một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng trong phạm vi 6 để giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học:NL tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết các vấn đề toán học….
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, chấm tròn.
- Một số tình huống dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cùng học để phát triển năng lực
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI HỌC: TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đọc đúng, đọc trơn từ, câu, đoạn ở trong bài “Ngày em tới trường”.
- Viết đúng từ mở đầu bằng g/ gh trong bài đọc, chép đúng một đoạn văn trong bài.
- Nói được một điều mình thích trong ngày đầu đến trường
2. Năng lực:
- Học sinh biết cách để hợp tác nhóm, quan sát các tranh trình bày và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết và yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu nhóm để chơi tiếp sức ở các hoạt động.
2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
MÔN TOÁN
Bài: Hình chữ nhật, hình vuông
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được các dạng hình vuông, hình chữ nhật, nói đúng tên hình.
- Học sinh bước đầu cảm nhận sự khác nhau giữa hình chữ nhật, hình vuông.
- Trong một nhóm hình, HS chỉ ra được hình nào là hình vuông, hình nào là hình chữ nhật. Đồng thời chỉ ra được hình nào không phải hình vuông, hình nào không phải hình chữ nhật.
- Liên hệ thực tế: Chỉ được các đồ vật có dạng hình vuông hoặc có dạng hình chữ nhật.
- HS bước đầu hình thành các năng lực hợp tác, quan sát, giao tiếp, phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Slide có minh họa tranh / ảnh trong SGK
- Các tấm bìa có dạng hình chữ nhật, hình vuông
Trong bài viết này, quý thầy cô hoàn toàn có thể tải file giáo án các môn Thể dục, Mỹ Thuật, Tiếng việt, Đạo Đức,... lớp 1 tuần 5. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghiên cứu về môn học và phương pháp giảng dạy học sinh.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 tuần 2 bao gồm tất cả các môn học cơ bản như: Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật…. theo đúng chương trình SGK mới nhất. Đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án lớp 1 tuần 2 mới nhất cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm các loại giáo án sau đây:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 2
- Dưới đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 2 cho thầy cô tham khảo:
Giáo án sách "Cánh Diều"
Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
Giáo án "Kết nối tri thức"
Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
Giáo án "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 2:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực
a. Đọc: Phân biệt và đọc âm "o" đúng cách; đọc chính xác các từ và câu có chứa âm "o" và dấu hỏi; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các nội dung đã đọc.
b. Viết: Viết đúng chữ "o" và dấu hỏi; viết chính xác các từ và câu có chứa chữ "o" và dấu hỏi.
c. Nghe và nói: Phát triển từ vựng dựa trên các từ có âm "o" và dấu hỏi trong bài học. Phát triển kỹ năng chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát để nhận biết các nhân vật và suy luận nội dung trong tranh minh họa.
(Ví dụ: Chào mẹ khi mẹ đến đón sau giờ học và chào ông, bà khi đi học về)
2. Phát triển phẩm chất
Cảm nhận và thấu hiểu tình cảm, mối quan hệ với tất cả thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng tranh phóng to, học sinh chuẩn bị bộ ghép chữ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 2:
BÀI 2: Chữ "B b" (Sách học sinh, Trang 12-13)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:
Quan sát các hình ảnh trong bức tranh và trò chuyện với bạn về những đối tượng và hoạt động xuất hiện trong tranh. Nhất là những từ có âm "b" (bé, ba, bà, bế bé, ...).
Nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ cái "b"; có khả năng đọc chữ "b" và từ "ba"; viết được chữ "b" và "ba" cùng với số 2; nhận dạng các từ chứa âm "b"; có khả năng nói một câu với từ chứa âm "b". Biết thể hiện, hát theo vận động trong bài hát vui vẻ và quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tự học, khả năng tự giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo thông qua việc đọc và viết.
Cải thiện phẩm chất chăm chỉ thông qua việc tập viết và rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc tham gia các bài kiểm tra và đánh giá.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Giáo viên: Thẻ từ chứa chữ "b" (in hoa và in thường); một số hình ảnh minh họa (hình con ba ba, con rùa); các bài hát "Cháu yêu bà" và "Búp bê bằng bông"; thẻ từ với các từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
Học sinh: Sách giáo trình, vở tập viết, bút viết, bảng con, …
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ 4, 5, 6
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm nhóm đồ vật có số lượng tới 6. Thông qua đó, học sinh nhận biết được số lượng và hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được số 4, 5, 6.
- Lập được những nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
SGK, một số chấm tròn, hình vuông, các thẻ số từ 1 đến 6,.. (trong bộ đồ dùng học tập Toán 1).
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cùng học để phát triển năng lực
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu gia đình là gì, rằng đó là tổ ấm của mình, nơi có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất.
Kĩ năng:
Học sinh biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích và khả năng của mình.
Học sinh có khả năng kể tên các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong lớp.
Học sinh sử dụng từ ngữ thích hợp để xưng hô phù hợp với mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Học sinh thể hiện tình cảm kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình.
Thái độ:
Phát triển tình cảm yêu quý gia đình và người thân trong gia đình.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: biết thể hiện tình yêu, chăm sóc và giúp đỡ người thân.
Nhận thức về tầm quan trọng của người thân trong gia đình; trình bày thông tin ngắn gọn về bản thân.
Hiểu và tìm hiểu về những hành động thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giới thiệu thông tin về gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
Tranh ảnh minh họa.
Bài hát "Ba thương con" và "Ba ngọn nến lung linh".
Bảng tương tác, máy chiếu, tivi (tuỳ điều kiện địa phương).
- Chuẩn bị của HS:
Tranh vẽ về hình ảnh của các thành viên trong gia đình của họ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Giáo án môn Toán lớp 1
Bài 10: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được những kết quả sau:
- Kiến thức:
Học sinh có khả năng nhận dạng, đọc và viết các số 7, 8, 9.
Họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến các số này.
- Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng toán học cơ bản.
- Thái độ:
Tạo sự hứng thú và tự tin trong việc học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ số 7, 8, 9.
Thẻ chấm tròn.
Trong bài viết trên, thầy cô và phụ huynh có thể tải file giáo án lớp 1 tuần 2 cho các môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt, Đạo Đức,... Hy vọng những giáo án này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình giáo dục học sinh và con em của mình.

12/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Quý Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
+ Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
+ Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
+ Tranh minh họa
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
- Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
2. Năng lực
- Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
- Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất
- Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ ê, l
- HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực
TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.

11/09/2023

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 mới nhất theo CV 2345, CV405

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là giáo án điện tử đầy đủ các môn học như:  Tiếng việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được biên soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3 của truonghoc.edu.vn, bộ giáo án lớp 3 đầy đủ này sẽ giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm chất lượng hiệu quả hơn.
TUẦN 1
Môn : TIẾNG VIỆT– Lớp 3/3
Tên bài học: Bài 1: NGÀY GẶP LẠI ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: 5/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật dựa vào các hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều.  
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Mùa hè của em
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.

- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 3/3
Tên bài học: Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (1 tiết)
Thời gian thực hiện: 6/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.
- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,...
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11/09/2023

Giáo án lớp 1 - Tuần 1 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 1 là tài liệu được biên soạn theo quy chuẩn giáo dục ở bậc tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án này sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch giảng dạy cụ thể trong tuần đầu năm học và có sự chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận với kiến thức cơ bản của lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp thông tin giáo án lớp 1 tuần 1 cho mọi người tìm hiểu.

10/09/2023

Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

21/09/2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm 2023)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm) là một tài liệu hoàn chỉnh đã được biên soạn chuẩn mực, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy chi tiết và chuẩn bị hiệu quả cho các bài giảng Tiếng Việt lớp 1 trong năm học 2023. Nội dung của giáo án đã được biên soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm. Truonghoc.edu.vn xin gửi tới quý Thầy, Cô giáo trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều hoàn toàn miễn phí.

30/08/2023

Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27

Cùng truonghoc.edu.vn tìm hiểu về mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 trong bài viết sau

12/08/2023

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

22/03/2022

Thông tin tham khảo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây