Qui chế làm việc của trường

PHÒNG GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS HOÀNG MAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 37/QC-LL                             Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2023

 
   
QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG THCS HOÀNG MAI NĂM HỌC 2023-2024

Căn cứ vào nội dung các điều khoản của Bộ luật lao động – Luật viên chức 2019.
Luật giáo dục - Luật phổ cập giáo dục - Điều lệ trường Trung học.
Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của
 
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo V/V ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
Căn cứ vào điều lệ trường THCS được ban hành theo thông tư số: 32/2020/ TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của bộ trưởng bộ GD và ĐT;
Căn cứ vào các văn bản triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học mới của Sở GD & ĐT Thành phố Hà Nội;
Căn cứ vào quy chế phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường; quy chế hoạt động dân chủ trong hoạt động nhà trường;
Xuất phát từ yêu cầu công tác và hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Nay trường THCS HOÀNG MAI xây dựng qui chế làm việc trong nội bộ nhà trường với những nội dung như sau:
  1. MỤC ĐÍCH
Tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chấn chỉnh việc thực hiện nề nếp theo yêu cầu giáo dục, đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
Tổ chức, điều hành các hoạt động của nhà trường phải đi vào nề nếp, khuôn khổ theo yêu cầu Điều lệ của trường trung học Bộ Giáo dục đã ban hành. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỉ cương trong mọi hoạt động, chấp hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quản lý, chỉ đạo các tổ, khối, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và quy chế chuyên môn. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, tôn trọng giúp đỡ đồng nghiệp có nếp sống lành mạnh, trung thực, thẳng thắn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ công tác.
  1. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO
    1. Hiệu trưởng:
  • Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường
 
  • Xây dựng kế hoạch giáo dục, lịch công tác tháng, tuần. Tổ chức họp liên tịch nhà trường để bàn bạc thống nhất kế hoạch, tổ chức cho các đoàn thể, tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch. Căn cứ vào kế hoạch tháng, ấn định lịch công tác hàng tuần, công khai tại phòng hội đồng hoặc truyền thông nội bộ vào thứ hai đầu tuần.
  • Tổng hợp, nhận xét kết quả công tác hàng tháng, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo khắc phục những tồn tại thiếu sót.
  • Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công nhiệm vụ, phân công công tác, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước, quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên.
  • Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, tiếp nhận học sinh chuyển đến, giải quyết học sinh chuyển đi, xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ (khối 6,9) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tổ chức tuyển sinh đầu năm học. Biên chế lớp học
  • Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
  • Phân công lao động, nhiệm vụ cho CBVC toàn trường
  • Chỉ đạo trực tiếp công tác thiết bị trường học.
  • Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường, công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ, trưởng ban thi đua, phụ trách cơ sở vật chất…
  • Tổ chức thực hiện các công việc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên theo đúng nội dung và thời gian quy định. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư tố cáo khiếu nại về công tác giáo dục và giảng dạy, những công việc có liên quan đến công tác dân chủ trong tổ chức nhà trường.
  • Kiểm tra và chịu trách nhiệm về thông tin lên trang Web của trường.
  • Tham mưu cho chi bộ, chính quyền địa phương và cấp trên về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Khi đi công tác vắng phải thông báo rõ lý do.
    1. Phó Hiệu trưởng.
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công: Phụ trách chuyên môn, HĐGDNGLL, lập kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, HĐGDNGLL. Chịu trách nhiệm triển khai đầy đủ các nội dung theo chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định, các nội dung liên quan đến HĐGDNGLL, các hoạt động, các phong trào do cấp trên tổ chức;
  • Hoạt động chuyên môn:
  • Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn cấp trên, kế hoạch của nhà trường đầu năm học để xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn cho cả năm, từng học kì, từng tháng và hàng tuần. Báo cáo với Hiệu trưởng để được phê duyệt kế
 
hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kế hoạch được công khai trên điều hành nội bộ của trường.
  • Nghiên cứu, nắm chắc chương trình toàn cấp học, chỉ đạo việc thực hiện chương trình đảm bảo đủ, đúng số tiết quy định. Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, cân đối. Theo dõi việc dạy thay, dạy bù của giáo viên. Kiểm tra hồ sơ sổ sách về chuyên môn (sổ điểm điện tử, sổ đầu bài, lịch báo giảng trên phần mềm, sổ sử dụng TBDH….). Duyệt hồ sơ chuyên môn HK, cuối năm (kết quả 2 mặt chất lượng, tổ chức thi lại, ký duyệt học bạ khối 7, 8…).
  • Xây dựng các kế hoạch về bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn giáo viên, thực hiện chuyên đề, công tác thảo luận về chương trình SGK, đồ dùng dạy học, công tác thực hành thí nghiệm, tổ chức xây dựng ngân hàng đề. Xây dựng kế hoạch thanh tra hoạt động sư phạm, chuyên đề giáo viên, kế hoạch thi nghiệp vụ sư phạm – GVG cấp trường, phụ trách công tác khảo thí và nghiên cứu khoa học (SK). Xây dựng kế hoạch và kiểm tra, giám sát cụ thể công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi (chịu trách nhiệm về hồ sơ liên quan đến công tác phụ đạo, bồi dưỡng); công tác quản lý và duy trì sĩ số học sinh.
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức và tham gia tốt các hội thi, kỳ thi do cấp trên tổ
chức.
  • Phụ trách thông tin các nội dung liên quan học sinh cho PHHS qua Vnedu do
VNPT cung cấp.
  • Hoạt động NGLL:
  • Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của NGLL cấp trên, kế hoạch của nhà trường đầu năm học để xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL cho cả năm, từng học kì, từng tháng và hàng tuần (kết hợp với CM). Báo cáo với Hiệu trưởng để được phê duyệt kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các HĐGDNGLL của Ban NGLL, GVCN…, kế hoạch được công khai trên điều hành nội bộ của trường.
  • Nghiên cứu, nắm chắc các nội dung liên quan đến HĐGDNGLL, chỉ đạo việc thực hiện chương trình theo chỉ đạo, đúng, đủ nội dung và số tiết quy định. Theo dõi việc thực hiện các HĐGDNGLL của Ban NGLL và GVCN các lớp. Kiểm tra hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác NGLL của GV.
  • Xây dựng kế hoạch và phân công tổ chức các hoạt động NGLL, hoạt động dưới cờ có hiệu quả và mang tính giáo dục cao. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức để có hướng phát huy và cải tiến chất lượng.
  • Cùng với Đoàn - Đội quản lý tốt nề nếp, tác phong, vệ sinh, kỉ luật…học sinh. Tổ chức các tiết sinh hoạt NGLL mẫu để nhân rộng các hình thức sinh hoạt tiên tiến trong nhà trường…
  • Công tác khác:
  • Phụ trách công tác phổ cập. Công tác ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý chuyên môn, NGLL. Chỉ đạo trực tiếp công tác thư viện trường học.
 
  • Duyệt và chịu trách nhiệm về việc đưa các tin, bài và hình ảnh lên trang Web của trường.
  • Xây dựng kế hoạch và cùng với ban lao động phân công nhiệm vụ cho CBVC, các lớp lao động theo chỉ đạo của hiệu trưởng.
  • Xây dựng kế hoạch truyền thông ngay từ đầu năm học cho CBVC và học sinh thực hiện. Tổ chức chỉ đạo tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu nhân các ngày lễ, tết, Đại hội, Hội nghị…
  • Theo dõi công tác thi đua mãng công việc phụ trách.
  • Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các nhiệm vụ được phân công. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
  • Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường, khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ. Khi đi công tác vắng phải thông báo rõ lý do.
  1. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC BỘ PHẬN.
  1. Chủ tịch công đoàn:
  • Căn cứ theo điều lệ Công đoàn, hướng dẫn của công đoàn ngành cấp trên để xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng của tổ chức đoàn thể mình. Kế hoạch phải được chi bộ duyệt và công khai tại phòng hội đồng hoặc điều hành nội bộ vào tuần 1 trong tháng.
  • Đảm bảo tốt lịch họp BCH và sinh hoạt Công đoàn trường trong từng tháng (tuần 3 của tháng).
  • Vận động ĐVCĐ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các chủ trương của nhà trường.
  • Vận động cán bộ-giáo viên-công nhân viên tham gia quản lý nhà trường theo điều lệ trường THCS, thực hiện nghĩa vụ lao động theo các chế độ lao động quy định, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của GV.
  • Thay mặt ban thi đua nhà trường xây dựng nội dung cho các phong trào thi đua ngắn nhân dịp các ngày lễ trong năm. Theo dõi công tác thi đua của các bộ phận, cá nhân trong các lần sinh hoạt, hội họp để làm cơ sở đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm. Vận động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…
  • Cùng với BCH công đoàn giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách tiền lương và các chế độ khác đối với CB-VC trong nhà trường. Xây dựng tập thể là một tổ ấm gắn bó với nhà trường.
  • Ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong công tác giáo dục, các biểu hiện tiêu cực khác xâm nhập vào nhà trường, tạo môi trường làm việc lành mạnh, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ- giáo viên, công nhân viên.
 
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định về HSSS của Công đoàn. Tuyên truyền, vận động cán bộ đoàn viên thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình theo quy định của nhà nước và UBDS KHHGĐ.
  • Xây dựng dự toán công đoàn và công khai kinh phí công đoàn theo quy định.
  • Làm việc và giải quyết các công việc tại văn phòng theo giờ hành chính.
Được trừ 3 tiết 1 tuần.
  1. Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: .
  • Căn cứ vào nghị quyết, phương hướng hoạt động, sự hướng dẫn của Đoàn cấp trên, và kế hoạch năm, tháng của nhà trường, xây dựng kế hoạch năm, tháng của chi đoàn, kế hoạch phải được chi bộ trường duyệt và công khai tại phòng hội đồng hoặc kênh điều hành nội bộ vào tuần 1 trong tháng.
  • Vận động Đoàn viên thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và giảng  dạy. Tổ chức các phong trào VHVN, TDTT, các hoạt động ngoại khoá, có công trình lớn mang tên thanh niên,.. đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục và Điều lệ đoàn quy định.
  • Xây dựng tập thể chi đoàn vững mạnh, đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thường xuyên gắn bó với trường lớp, chống các biểu hiện tiêu cực trong đoàn viên, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
  • Thực hiện nghiêm túc các qui định về sổ sách, nghị quyết, kế hoạch, sổ theo dõi đoàn viên, sổ thu, chi….., theo qui định. Tổ chức công khai tài chính một HK 01 lần.
  • Bồi dưỡng, tạo điều kiện giúp đỡ cho đoàn viên ưu tú phấn đấu vào Đảng cộng sản Việt Nam. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TN, chăm lo xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm trong đơn vị Xanh – Sạch – Đẹp.
  • Giúp đỡ liên đội, tổ chức sinh hoạt đội viên, thực hiện nề nếp tự quản, các hoạt động học tập giáo dục khác. Đánh giá xếp loại phân loại đoàn viên theo Điều lệ quy định. Chịu trách nhiệm chính về các phong trào hoạt động đối với Đoàn viên, Đội viên.
  • Phối hợp với TPT Đội và GVCN thực hiện phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc. Phối hợp với chủ tịch công đoàn khi tổ chức các hoạt động phong trào trong nhà trường.
  1. Tổng phụ trách đội:
  • Căn cứ theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội, phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp và của nhà trường. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường. trình hiệu trưởng phê duyệt, công khai tại phòng hội đồng hoặc kênh điều hành vào tuần 1 trong tháng.
  • Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
 
  • Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội.
  • Hình thành nhân cách và nâng cao kiến thức ở các em đội viên: gương mẫu trong các lĩnh vực học tập, rèn luyện, nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.
  • Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, và đoàn thể ngoài xã hội để giáo dục đạo đức cho các em. Tổ chức các hoạt động vui chơi, phong trào VHVN – TDTT. Lên kế hoạch hướng dẫn, đánh giá các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm của các khối góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
  • Thực hiện nghiêm túc những quy định về các loại sổ sách liên đội, chi đội. Xây dựng quy chế chấm điểm hàng ngày, đảm bảo thực hiện có kỷ cương nề nếp. Quản lý sổ đầu bài, nề nếp, tác phong, kỷ luật, vệ sinh...học sinh.
  • Phối hợp tổ chức chào cờ đầu tuần, múa hát sân trường (thứ 2,4) theo dõi nề nếp tập thể dục giữa giờ (thứ 3,5,6). Quản lý học sinh đầu giờ và cuối mỗi buổi học theo buổi qui định. Tổng hợp các số liệu ở các khối lớp hàng ngày và theo dõi từng tháng về duy trì sĩ số. Phối hợp với Ban NGLL, tổ chức Đoàn và GVCN thực hiện phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc.
  • Xây dựng kế hoạch thu – chi quỹ đội đầu năm trình hiệu trưởng phê duyệt.
  • Phân công công trình măng non và theo dõi công trình măng non của các lớp. Tổ chức nhận xét, đánh giá thường xuyên hằng tuần. Cùng với ban lao động tổ chức lao động, dọn vệ sinh thường xuyên.
  • Chịu trách nhiệm chính về thành tích thi đua của các lớp, giáo viên chủ nhiệm và cá nhân các đội viên. Thực hiện làm hành chính theo quy định. Khi đi công tác, vắng, rời nhiệm sở phải phải báo cáo rõ lí do.
  1. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn:
  • Căn cứ vào kế hoạch tháng của nhà trường, của bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ mình. Kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê duyệt và công khai tại phòng hội đồng hoặc kênh điều hành vào tuần 1 trong tháng.
  • Phân công giảng dạy trong tổ, phối hợp phân công giáo viên phụ trách phòng bộ môn, giám sát, chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Theo dõi ngày công, giờ công, phân công dạy thay, phân công làm đồ dùng dạy học, xếp loại thi đua, hoàn tất mọi hồ sơ của tổ. (được trừ 3 tiết 1 tuần).
  • Thay mặt hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của giáo viên trong tổ mình về chế độ làm việc, về thực hiện quy chế chuyên môn… Hướng dẫn các giáo viên trong tổ thực hiện đầy đủ các loại HSSS theo quy định.
  • Thường xuyên kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, hàng tháng nắm chắc việc duy trì sĩ số ở các lớp trong tổ, chất lượng từng bộ môn trong tổ. Mỗi học kỳ kiểm tra
 
giáo án ít nhất một lần/một giáo viên. Tổ chức dự giờ giáo viên, tăng cường dự giờ đột xuất, có biện pháp giúp đỡ giáo viên mới, cuối tháng tổng hợp có đánh giá và xếp loại chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn quy định và báo cáo với phó hiệu trưởng.
  • Đảm bảo chế độ sinh hoạt và hoạt động chuyên môn trong tháng: sinh hoạt 2 lần trong tháng (có biên bản sinh hoạt tổ). Hàng tuần, kiểm tra việc báo giảng và kế hoạch dạy học của giáo viên thường xuyên. Thực hiện nghiêm túc các loại hồ sơ quy định đối với tổ chuyên môn. Xem xét việc thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ, báo cáo cho nhà trường biết về thực hiện không đúng chương trình của giáo viên bằng văn bản.
  • Xây dựng các hình thức sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa theo quy định trong nhiệm vụ năm học, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi…
  • Dự trù kinh phí các hoạt động trong năm học, báo cáo với PHT tổng hợp.
  • Tham gia đánh giá xếp loại viên chức, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong tổ theo quy định. Theo dõi thi đua trong tổ và đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng, kỉ luật đúng quy định, khách quan, công bằng
  1. Tổ trưởng Hành chính – Văn phòng:
  • Căn cứ vào kế hoạch năm, tháng của nhà trường xây dựng kế hoạch năm, tháng của tổ mình. Kế hoạch phải được hiệu trưởng phê duyệt và công khai tại phòng hội đồng hoặc kênh điều hành nội bộ vào tuần 1 trong tháng.
  • Triển khai đầy đủ nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ; công tác tài chính, xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất, bảo vệ.
  • Thay mặt hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của tổ viên trong tổ mình về chế độ làm việc, về thực hiện nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn các tổ viên thực hiện đầy đủ các loại HSSS theo quy định. Chịu trách nhiệm đánh giá, xếp loại thi đua, viên chức theo quy định hiện hành,
  • Đảm bảo triển khai chế độ sinh hoạt 2 lần trong tháng. Làm việc tại văn phòng theo giờ hành chính, khi đi công tác vắng phải báo cáo rõ lý do.
  • Tham gia đánh giá xếp loại viên chức trong tổ theo quy định. Theo dõi thi đua trong tổ và đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng, kỉ luật đúng quy định, khách quan, công bằng
  1. Nhân viên kế toán:
  • Giúp hiệu trưởng lên kế hoạch thu chi tài chính trong nhà trường.
  • Phụ trách công tác kế toán của nhà trường. Thực hiện dự toán, thanh quyết toán kinh phí từng tháng, quí, năm theo chế độ qui định của Bộ tài chính và ngành cấp trên. Thực hiện lưu trữ các hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán theo qui định của bộ tài chính. Báo cáo tài chính cho HT theo từng quý, học kỳ, năm.
  • Thực hiện các chế độ chính sách kịp thời, công khai minh bạch, tham mưu với Hiệu trưởng về công tác sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động giáo dục trong
 
nhà trường. Hàng năm tiến hành kiểm kê tài sản, thực hiện khấu hao tài sản theo giá trị hao mòn khi sử dụng, những tài sản thanh lý phải có hồ sơ đầy đủ, phải có sự giám sát của Thanh tra nhân dân và bộ phận phụ trách.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và yêu cầu được quy định, Chấp hành nghiêm chỉnh các hành vi bị cấm đối với kế toán được quy định tại các Điều luật kế toán của Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
  • Đảm bảo các quyền lợi, chế độ chính sách của CBGVNV và học sinh kịp thời.
  • Không trực tiếp tham gia mua sắm, sửa chữa tài sản nhà trường, đảm bảo hết sức tiết kiệm tài chính cho nhà trường. Hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ các hợp đồng, hoá đơn chứng từ khi thực hiện thanh quyết toán. (có thể làm giúp HĐ, hóa đơn đối với những người không có đăng kí thuế được trường thuê làm)
  • Các chứng từ, hồ sơ có liên qua đến kinh phí phải gửi trước cho Hiệu trưởng xem xét trước 2 ngày, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Thanh toán dứt điểm kinh phí các hoạt động, kế hoạch trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hoạt động, kế hoạch kết thúc. Kiểm tra các chứng từ, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt thanh toán. Lưu trữ hồ sơ thanh toán đúng quy định.
  • Làm việc theo giờ hành chính tại văn phòng nhà trường.
  • Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng.
  1. Thủ quỹ:
  • Là Văn thư kiêm nhiệm, làm tròn nhiệm vụ thủ quỹ của nhà trường, thu và quản lý các loại quỹ, cùng kế toán cân đối quỹ thu, chi.
  • Không tham gia mua sắm bằng tiền mặt, chỉ những nội dung được hiệu trưởng phân công.
  • Hàng tháng tổng hợp, báo cáo số lượng tiền mặt của các lớp nộp về (nếu có) và số dư quỹ để cho kế toán báo cáo Hiệu trưởng.
  • Thủ quỹ chỉ được phát tiền khi có phiếu chi hoặc phiếu tạm ứng do Hiệu trưởng ký duyệt.
  • Khi phát tiền, thủ quỹ yêu cầu người lĩnh tiền phải ký vào chứng từ kế toán và ký vào sổ chi của thủ quỹ (chú ý không cho nhận tiền thay nếu không được uỷ quyền).
  • Cho tạm ứng KP của trường để giải quyết công việc chung phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
  1. Cán bộ thiết bị:
  • Là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn bộ trang thiết bị dạy học của nhà trường (có kế hoạch hoạt động hàng tuần, tháng, học kỳ, năm) chuẩn bị TBDH cho giáo viên giảng dạy. Hỗ trợ GV các tiết thực hành thí nghiệm.
 
  • Lên kế hoạch ngay từ đầu năm, mua sắm các đồ dùng dạy học, thiết bị, thông qua kế toán lập kế hoạch tài chính trình Hiệu trưởng.
  • Hằng năm kiểm tra hai lần: đầu năm và cuối năm, lập báo cáo tình hình về chất lượng thiết bị qua việc sử dụng. Số tranh ảnh, thiết bị thiếu phải được cụ thể từng loại và đề xuất mua sắm bổ sung. Không cho học sinh, hoặc người không có trách nhiệm vào khu vực phòng thiết bị. Các thiết bị, tài sản có tên trong danh mục cấp về, khi kiểm tra thấy thiếu hoặc bị thất thoát mà không rõ lý do, thì nhân viên cán bộ thiết bị phải chịu bồi thường.
  • Có đầy đủ hồ sơ sổ sách, rõ ràng, đầy đủ, chi tiết đúng quy định của cấp trên.
  • Sắp xếp các trang thiết bị khoa học từng bộ môn, từng khối lớp, ngăn nắp, dễ tìm, bảo quản TBDH, vệ sinh thường xuyên phòng thiết bị.
  • Các trường hợp đổ vỡ, hư hỏng đều phải lập biên bản hiện trạng và báo cáo Hiệu trưởng. Bảo quản, vệ sinh, không làm mất, hư hỏng tài sản, thiết bị nhà trường.
  • Về quản lý phòng vi tính cùng với GV dạy tin, lên kế hoạch, vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên ở phòng vi tính và máy ở các phòng học, kịp thời phát hiện những sự cố của máy, điều tra nguyên nhân hỏng, kịp thời báo cáo hiệu trưởng.
  • Lên kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thay thế những thiết bị CNTT báo với Hiệu trưởng để có hướng xử lý, khắc phục.
  • Thiết bị được cho mượn theo từng ngày hoặc buổi và trả lại khi hết sử dụng trong buổi hoặc ngày. Tuyệt đối không cho giáo viên mượn thiết bị rồi để lung tung ở các phòng gây mất mĩ quan.
  • Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng
  1. Cán bộ thư viện:
  • Là người thay mặt Hiệu trưởng phụ trách thư viện nhà trường (Có kế hoạch hoạt động của thư viện kế hoạch cả năm, học kỳ, tháng, tuần).
  • Lên kế hoạch mua sắm sách phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, thông qua kế toán lập kế hoạch tài chính trình Hiệu trưởng.
  • Lập sổ theo dõi về việc mượn sử dụng sách báo, văn hóa phẩm. Hàng tháng lập báo cáo về tình hình sử dụng. Phân loại cụ thể về sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện các loại, sách mới sắp xếp khoa học dễ lấy, dễ tìm, giữ gìn, bảo quản và vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị mối mọt, hư hỏng.
  • Hằng năm kiểm tra hai lần: đầu năm và cuối năm, lập báo cáo tình hình về chất lượng SGK, sách tham khảo…. qua việc sử dụng. Các sách báo, tài sản có tên trong danh mục cấp về, khi kiểm tra thấy thiếu hoặc bị thất thoát không rõ lý do, thì cán bộ thư viện phải chịu bồi thường. Các trường hợp hư hỏng đều phải lập biên bản hiện trạng và báo cáo Hiệu trưởng. Bảo quản, vệ sinh thường xuyên, không làm mất, hư hỏng tài sản nhà trường.
 
  • Có đầy đủ hồ sơ theo quy định ghi chép sạch sẽ, rõ ràng, chi tiết, đầy đủ theo đúng quy định của cấp trên.
  • Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng.
  1. Nhân viên văn thư:
  • Nhận công văn đến vào sổ theo quy định và chuyển cho hiệu trưởng xử lý, giúp hiệu trưởng lưu trữ công văn đến, giao công văn cho tất cả các bộ phận, cá nhân trong nhà trường.
  • Đánh máy các loại văn bản hành chính của trường, vào sổ đủ, đúng quy định và gửi đi nhanh, kịp thời. Soạn thảo các nội dung báo cáo định kỳ.
  • Thường xuyên mở mạng theo dõi các công văn gửi đến in ra hoặc báo cáo trực tiếp trình Hiệu trưởng để triển khai.
  • Ghi sổ đăng bộ, cùng PHT quả lý các hồ sơ điện tử, sổ theo dõi và cấp phát văn bằng, sổ theo dõi học sinh chuyển đi – chuyển đến; ... theo quy định trong Điều lệ trường THCS.
  • Tiếp đón khách đúng quy định (Các nhân viên trong tổ văn phòng phân công luân phiên thực hiện). Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ phân công khác của hiệu trưởng, bảo quản các loại giấy tờ, văn bản của nhà trường. Quản lý, sử dụng đóng dấu đúng quy định, đúng mục đích, không để giáo viên, nhân viên đóng dấu tuỳ tiện.
  1. Nhân viên Y tế (kiêm nhiệm):
  • Có đủ hồ sơ theo yêu cầu. Lập sổ theo dõi khám chữa bệnh cho học sinh và cán bộ viên chức nhà trường. Xây dựng kế hoạch khám bệnh định kỳ cho học sinh; kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo mùa, theo các đợt dịch.
  • Phối hợp cùng chi hội Chữ thập đỏ để xây dựng kế hoạch chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị khuyết tật hoặc có bệnh hiểm nghèo.
  • Thường xuyên có mặt ở phòng trực Y tế để giải quyết và xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích bất thường xảy ra.
  • Tham mưu đề xuất với nhà trường kế hoạch mua thêm dầu, bông, băng… để phục vụ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ viên chức nhà trường thông qua kế toán lập kế hoạch tài chính trình Hiệu trưởng.
  • Kiểm tra đánh giá vệ sinh trường theo chuẩn y tế.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.
  1. Thư hội đồng trường:
  • Viết biên bản các buổi họp hội đồng, họp liên tịch. Trong biên bản cần nêu rõ, đầy đủ các ý kiến đóng góp xây dựng để hoàn thành nghị quyết của cuộc họp. Thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của hiệu trưởng.
  • Chuẩn bị tài liệu (nếu có) cấp phát cho các buổi họp. Thực hiện các công việc hướng dẫn của hiệu trưởng.
 
  1. Nhân viên Bảo vệ:
  • Đảm bảo giờ vào lớp, ra về cho HS.
  • Trực bảo vệ, giữ gìn trông coi cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường, gồm các phòng học, các khu văn phòng làm việc, chịu trách nhiệm về các tài sản chung của nhà trường theo quy định. Phát hiện kịp thời những hư hỏng mất mát tài sản trong nhà trường lập biên bản báo cáo nhà trường xử lý.
  • Kiểm tra, khoá cửa văn phòng khi hết giờ làm việc, mở, khoá cổng trường theo quy định, mở cửa, khóa cửa ở các lớp sau các buổi tan học. Trông coi, giữ gìn cây xanh, xử lý các trường hợp xâm phạm tài sản nhà trường.
  • Tham gia xử lý các trường hợp vi phạm trật tự trị an trong trường học theo quy định của pháp luật. Báo cáo kịp thời cho hiệu trưởng đối với những việc xảy ra trong nhà trường.
  • Không cho người lạ mặt (không có lí do), trâu bò vào trường.
  • Thực hiện đánh trống báo, trống bãi mỗi ngày. Mở cổng, khóa cổng.
  • Cắt cỏ, chặt tỉa những cành cây thấp xung quanh khu vực trường hàng tháng.
  • Giúp trường những việc như ống nước bị hỏng, rò rỉ, kiểm tra các nguồn điện có dấu hiệu hư hỏng, dễ gây đến tính mạng thì thì tìm cách khắc phục trước để ngăn ngừa sự cố rồi báo cho HT có biện pháp xử lý. Chuẩn bị đầy đủ nước uống và nước sinh hoạt cho HS và CB-VC. Phối hợp với TPT kiểm tra và chuẩn bị âm thanh để phục vụ chào cờ, tập trung học sinh, ngày lễ, ngoại khóa,…
  • Tham mưu đề xuất với nhà trường kế hoạch mua sắm phải thông qua kế toán lập kế hoạch tài chính trình Hiệu trưởng.
  • Hỗ trợ hiệu trưởng trong bàn giao, quản lý tài sản, vật chất, thiết bị cho các
 
lớp.

 
  • Trực bảo vệ 24/24 (ca ngày và ca đêm)
  • Chấp hành các nhiệm vụ phân công khác của Hiệu trưởng.
  1. NHIỆM VỤ CÁC BAN, HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG
  1. Ban phòng chống bão lụt, PCCC:
Xây dựng kế hoạch thực hiện khi có yêu cầu công việc và các thành viên đảm
 
bảo các nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
Các thành viên hỗ trợ nhiệt tình và thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo chất
 
lượng

 
  1. Ban Mua sắm, sửa chữa:
Đối với mua sắm nhỏ, đồ mua hỏng: Trưởng ban có thể linh động hội ý với thủ
 
quỹ, kế toán để mua sắm đảm bảo giá cả và chất lượng.
Đối với mua sắm lớn:
 
Thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu về MSSC
Trưởng ban xây dựng kế hoạch, các thành viên đóng góp ý kiến hoàn thiện kế hoạch. Phân công người thực hiện kế hoạch hay mua sắm…
Tổ chức bàn giao, nghiệm thu các nội dung, hạng mục.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
  1. Ban NGLL:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động NGLL, HĐTN-HN theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, của cấp trên.
Gửi kế hoạch có kinh phí cho kế toán xem xét trước khi trình hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch trước khi thực hiện. Phối hợp với kế toán hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán trong thời gian 10 ngày khi kết thúc kế hoạch.
Quản lý và điều hành các hoạt động đúng như kế hoạch được duyệt.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề
 
ra.


Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
  1. Ban văn nghệ và TDTT
Các trưởng ban xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện theo yêu cầu thực tế
 
công việc khi hiệu trưởng phân công.
Gửi kế hoạch có kinh phí cho kế toán xem xét trước khi trình hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch trước khi thực hiện. Phối hợp với kế toán hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán trong thời gian 10 ngày khi kết thúc kế hoạch.
Quản lý và điều hành các hoạt động đúng như kế hoạch được duyệt.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề
 
ra.



công.


Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban lao động:
Trưởng ban  xây dựng  kế hoạch  và phân công thực hiện khi hiệu trưởng  phân

Phối hợp với TPT quản lý và điều hành công tác lao động, các công trình măng
 
non, dọn vệ sinh thường xuyên đảm bảo trường Xanh – sạch – đẹp.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề
 
ra.


Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban Phổ cập giáo dục:
Trưởng ban xây dựng kế hoạch tham mưu với UBND xã về Công tác PCGD và
 
phân công thực hiện trước khi bắt đầu vào năm học mới.
 
Tổ chức điều tra và hoàn thành hồ sơ PCGD theo kế hoạch và thời gian quy định về công tác PCGD của huyện và tỉnh.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu của cấp trên.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Hội đồng tự đánh giá về công tác KĐCL:
Chủ tịch HĐ xây dựng kế hoạch tự đánh giá về công tác KĐCL giáo dục cho từng năm học. Phân công, điều hành và tổ chức công tác tự đánh giá về KĐCLGD.
Các thành viên được phân công phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu của cấp trên.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Hội đồng tư vấn:
Trưởng ban xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong công tác tư vấn học sinh khi có yêu cầu.
Các thành viên được phân công phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện thường xuyên công tác tư vấn học sinh theo cấp trường, cấp lớp học.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Hội đồng TĐ-KT:
Trưởng ban xây dựng kế hoạch và tiêu chí thi đua khen thưởng để HĐSP và các thành viên góp ý để hoàn thiện kế hoạch và các tiêu chí thi đua.
Các thành viên, bộ phận có liên quan đến công tác thi đua (CM, NGLL, Liên Đội, Công Đoàn, TTCM…) có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, giám sát công tác thi đua do mãng việc phụ trách giúp trưởng ban thi đua đảm bảo tốt công tác thi đua công bằng, khách quan.
Phó trưởng ban thi đua có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi kĩ công tác thi đua để cuối Hk1, cuối năm tham mưu cho trưởng ban thi đua có kết quả thi đua chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Hội đồng kỉ luật:
Xây dựng kế hoạch thực hiện khi có yêu cầu công việc và các thành viên đảm bảo các nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
Các thành viên hỗ trợ nhiệt tình và thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng.
 
  1. Ban đời sống:
Xây dựng kế hoạch thực hiện khi có yêu cầu công việc và các thành viên đảm bảo các nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
Các thành viên hỗ trợ nhiệt tình và thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng.
  1. Ban KT nội bộ:
Trưởng ban KTNB xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ vào đầu năm học cụ thể rõ ràng theo từng tháng, học kì, năm học. Phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban KTNB về nội dung công việc. Phụ trách chung về công tác kiểm tra nội bộ toàn trường.
Phó ban KTNB xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn gửi trưởng ban hoàn thiện kế hoạch kiểm tra nội bộ. Điều hành và tổ chức công tác kiểm tra về CM, NGLL các hoạt động theo đúng kế hoạch. Hoàn thiện các hồ sơ kiểm tra theo kế hoạch
Các thành viên được phân công phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu của cấp trên.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Chi hội khuyến học:
Chi Hội khuyến học xây dựng kế hoạch khuyến học vào đầu năm học. Tổ chức hoạt động theo yêu cầu của khuyến học cấp trên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong chi hội.
Xét, đề xuất danh sách học sinh phải đảm bảo trên tinh thần khách quan, đảm bảo đúng tiêu chí và có theo dõi cụ thể theo từng năm học.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu.
Chi Hội trưởng chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Chi hội chữ thập đỏ:
Chi Hội CTĐ xây dựng kế hoạch thực hiện vào đầu năm học về các nhiệm vụ cụ thể trong năm. Tổ chức hoạt động theo yêu cầu của CTĐ cấp trên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong chi hội.
Thăm hỏi, xét, đề xuất danh sách học sinh đảm bảo đúng yêu cầu. Tổ chức vận động, hỗ trợ học sinh khi có yêu cầu.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu.
Chi hội trưởng chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban Trang trí, âm thanh, ánh sáng:
 
Xây dựng kế hoạch thực hiện khi có yêu cầu công việc do Trưởng ban NGLL phân công.
Lập dự trù kinh phí gửi hiệu trưởng nhà trường duyệt trước khi thực hiện.
Các thành viên hỗ trợ nhiệt tình và thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo chất
 
lượng


Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
  1. Ban phục vụ: (Lễ, Đại hội, Hội nghị…)
Trưởng ban và các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc trong
 
kế hoạch.
Chuẩn bị các nội dung cần thiết khi được phân công
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công
  1. Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn:
Trưởng ban chỉ đạo về xây dựng trường chuẩn xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trường chuẩn vào đầu các năm học. Phân công, điều hành và tổ chức công tác trường chuẩn quốc gia.
Các thành viên được phân công phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo dõi đôn đốc, nhắc nhở các thành viên thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra đúng theo yêu cầu của cấp trên.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban CNTT:
Trưởng ban và các thành viên thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc liên quan đến CNTT.
Phối hợp với thiết bị chuẩn bị các thiết bị cần thiết trước khi thực hiện. Đảm bảo an toàn và tài sản theo quy định.
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban Pháp chế, KT-GS:
Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến công tác pháp chế của nhà trường và yêu cầu của phòng giáo dục.
Tổ chức KT-GS về các nội dung vi phạm liên quan đến công tác pháp chế, công tác DT-HT
Báo cáo các nội dung liên quan khi có yêu cầu
Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban ANTT:
Trưởng ban xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ANTT vào đầu các năm học. Phân công, điều hành và tổ chức công tác ANTT trong trường học. Đảm bảo an toàn cho GV và học sinh.
 
Xử lý các nhiệm vụ liên quan đến anh ninh trật tự trong trường học. Trưởng ban chịu trách nhiệm chính về mãng việc được phân công.
  1. Ban truyền thông, tuyên truyền các ngày lễ…
Ban có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch truyền thông về giáo dục trên trang web của trường, các bài viết liên quan đến công tác giáo dục.
Tổ chức tuyên truyền các băng rôn, khẩu hiệu, cờ khi có yêu cầu tuyên truyền của cấp trên và trường nhân các ngày lễ, tết, đại hội…
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực hiện.
Lưu ý: Ngoài các nội dung trên các Ban và các trưởng ban linh động tổ chức thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, đảm bảo chất lượng công việc và nhiệm vụ được phân công.
  1. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIÊN CHỨC
    1. Về tư cách tác phong:
Luôn giữ gìn tư cách tác phong sư phạm ở mọi nơi mọi lúc, thực hiện nói và làm theo chủ chương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Giữ gìn đoàn kết nội bộ, không bè phái chia rẽ tập thể, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp, thương yêu, đối xử công bằng với học sinh, tuyệt đối không xúc phạm học sinh dưới mọi hình thức, có ý thức, trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy và sáng tạo trong lao động sư phạm.
Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không rượu, bia bê tha, không bài bạc hoặc tham gia các hoạt động tiêu cực của xã hội. Luôn giữ gìn tác phong nhà giáo. Không nghe hoặc trả lời điện thoại khi đang giảng dạy và đang thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Có trang phục đứng đắn, mẫu mực, phù hợp khi lên lớp, làm việc. Trong quan hệ giao tiếp đối với cấp trên phải tế nhị đúng mức, đối với nhân dân phải ân cần lịch sự, đối với học sinh tận tụy chu đáo.
    1. Về Chế độ làm việc và hội họp:
      1. Chế độ làm việc:
  • Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: Thực hiện theo quy định về giờ hành chính
  • Nhân viên hành chính. Mỗi buổi đến sớm trước giờ học 5 phút để thực hiện công tác vệ sinh và chuẩn bị nước uống và được về sớm hơn 5 phút so với qui định.
  • Tổng phụ trách đội: Trực 15 phút đầu giờ, ra chơi giữa giờ và cuối mỗi buổi học để quản lý, hướng dẫn công tác vệ sinh và ổn định nề nếp học sinh. Buổi trực đến sớm để thực hiện công tác QLHS theo dõi chẩn chỉnh, xử lý các trường hợp HS vi phạm nề nếp, nội quy đảm bảo an ninh trật tự trường học.
  • Giáo viên chủ nhiệm: đến sớm hơn 15 phút để chỉ đạo lớp trực, vệ sinh đảm
bảo.
 
  • Giáo viên bộ môn: đến sớm 5 phút so với tiết dạy để chỉnh đốn trang phục, lấy TBDH trước khi lên lớp.
Yêu cầu: Đối với cán bộ, công nhân viên chức trong trường.
Thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại Luật giáo dục và Điều lệ trường THCS. Chấp hành sự phân công và các quyết định của hiệu trưởng nhà trường, chịu sự kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ, của tổ chuyên môn và ngành cấp trên.
Lên lớp, dự họp và tham gia các hoạt động tập thể đúng giờ không đi muộn về sớm, thực hiện đầy đủ các buổi dạy, tiết dạy theo thời khoá biểu, lịch báo giảng. Không tự ý bỏ giờ, đổi giờ khi chưa được phép của Hiệu trưởng.
Thực hiện nghiêm túc quy định nghỉ ốm, nghỉ việc riêng và nghỉ phép: Bản thân ốm hoặc con ốm thì được nghỉ có viết giấy xin phép trình bày rõ lý do và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

2.2. Chế độ sinh hoạt hội họp:

  • Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm một lần vào đầu năm học.
  • Hội đồng sư phạm mỗi tháng họp một lần.
  • Tổ chuyên môn, tổ văn phòng mỗi tháng họp hai lần vào tuần 2 và tuần 4
  • Tổ chủ nhiệm một tháng họp một lần, họp đột xuất khi có việc cần thiết.
  • Hội đồng thi đua khen thưởng họp cuối học kỳ I và họp cuối năm học.
  • Họp nhóm trung tâm khi có yêu cầu công việc.
  • Họp ban MSSC theo yêu cầu thực tế
(Ngoài ra có thể họp đột xuất khi có yêu cầu của công việc)
Các cuộc họp để triển khai các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hoặc họp để giải quyết những công việc cấp bách của trường thì không nằm trong quy định điều này.
Thời gian họp: Buổi sáng: Bắt đầu 7g00
Buổi chiều: Bắt đầu 13g00
    1. Giáo viên bộ môn.
Thực hiện nghiêm chỉnh và có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy giáo dục toàn diện cho học sinh, giảng dạy, kiểm tra đánh giá đúng và đủ chương trình nội dung kế hoạch giáo dục, soạn bài chấm bài đầy đủ, có đồ dùng dạy học, quản lý chu đáo học sinh trong mọi hoạt động học tập, rèn luyện ở trong trường học.
Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn, về hồ sơ quy định, quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của bộ GD&ĐT. Chữ viết, lời nói của giáo viên phải rõ ràng chuẩn mực để học sinh học tập noi theo.
Kế hoạch giảng dạy, TBDH lên lịch từ ngày thứ 7 của tuần trước
 
Tích cực nghiên cứu thực hiện chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Báo cáo kịp thời những diễn biến khó khăn trong việc thực hiện quy chế, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chuẩn bị đầy đủ và đúng thời gian các loại HSSS chuyên môn khi được thông báo kiểm tra.
    1. Giáo viên chủ nhiệm.
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Tích cực liên hệ trao đổi với phụ huynh học sinh, với ban ĐDCMHS lớp nắm vững điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp phối hợp giáo dục phù hợp.
Đảm bảo hồ sơ quy định. Thực hiện quy chế đánh giá xếp loại học sinh theo quy định của bộ GD&ĐT
Tham gia quản lý đầy đủ, nghiêm túc các buổi lao động, vệ sinh theo kế hoạch nhà trường, quản lý tốt học sinh, đảm bảo an toàn lao động, tránh tai nạn trong lao động.
Phối hợp chặt chẽ công tác chủ nhiệm với công tác phụ trách đội, để thực hiện tốt công tác nề nếp hàng ngày ở lớp mình chủ nhiệm. Tích cực tham gia hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên, tham gia các công tác xã hội hoá giáo dục khi được phân công.
Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện và phụ huynh của lớp về giáo dục học sinh và thực hiện tốt các phong trào của lớp của trường phát động.

* Qui định xử lý và giải quyết chế độ kỷ luật lao động:

Nghỉ việc riêng của bản thân hoặc việc gia đình thì được 01 ngày, tối đa không quá 03 ngày, có giấy xin phép trước khi nghỉ và được tổ chuyên môn đồng ý trước khi trình lên hiệu trưởng. Không xin phép qua điện thoại.
Nghỉ phép hoặc nghỉ làm việc khác dưới 5 ngày do hiệu trưởng giải quyết.
Nghỉ quá 5 ngày phải qua phòng giáo dục giải quyết và phải trả phép đúng hạn.
Trường hợp: Nghỉ xây dựng gia đình hoặc cha mẹ, anh chị em ruột qua đời, ngoài chế độ nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động, còn được nghỉ tương trợ không quá 3 ngày (do BCH Công đoàn động viên công đoàn viên hỗ trợ).
Trường hợp: Quên tiết hoặc đến muộn quá 5 phút 2 lần so với yêu cầu nhiệm vụ công tác thì lập biên bản và kiểm điểm trước hiệu trưởng nhà trường.
Trường hợp: Tự ý đổi tiết, không báo cáo nhà trường thì lập biên bản đề xuất xử lý kỷ luật.
Trường hợp: Bỏ tiết hoặc nghỉ không có lí do, thì thực hiện quy trình xử lý hành chính theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP .
Trường hợp: Vi phạm quy chế chuyên môn: Không soạn bài trước khi lên lớp, thì thực hiện quy trình xử lý hành chính theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP của chính phủ.
 
Trường hợp: Tính điểm, ghi điểm, vào điểm, ghi danh sách thông tin về học sinh sai và sửa không đúng quy chế (Ghi không đúng ô, cột quy định). Đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh không đúng thì lập biên bản và tùy theo mức độ sẽ xử lý theo quy định của hành chính theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP của chính phủ.
Trường hợp: Không hoàn thành nhiệm vụ do tổ hoặc nhà trường giao sẽ bị nhắc nhở trước tổ, trước hội đồng trường, nếu vi phạm lần thứ 2 sẽ bị lập biên bản và xếp loại viên chức cuối năm là không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Tất cả các trường hợp vi phạm trên, ngoài việc xử lý theo quy chế, còn là cơ sở để đánh giá thi đua và xem xét xếp loại viên chức cuối năm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Ban thi đua đưa các nội dung trên vào biểu điểm thi đua để đánh giá thi đua cuối học kì và cuối năm học, tổ chức theo dõi thi đua, kiểm tra thi đua ở tất cả các nội dung nêu trong văn bản này.
  2. Phân công theo dõi, đánh giá thi đua: Các bộ phận, cá nhân được phân công đảm nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo dõi thi đua của mãng, công việc được phân công.
  3. Các bộ phận, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định trong quy chế để tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện, chỉ đạo công việc.
  4. Trong trường hợp có điều chỉnh, bổ sung thêm các quy định, nội dung cho phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Hiệu trưởng có quyền điều chỉnh và thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan bằng các hình thức công khai theo quy chế dân chủ.

Nơi nhận:
-Phòng GD (báo cáo);
-UBND TP (báo cáo);
-Các đoàn thể (p/h thực hiện);
-Các tổ CM (thực hiện);
-LưuVT.
HIỆU TRƯỞNG


Trần Thanh Xuân
Chia sẻ bởi: admin
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
  • Xem: 468
  • Dung lượng: 53.69 KB
  • Tải về: 0
  • Sưu tầm: N/A
  • Thuộc chủ đề: Biểu mẫu
Liên kết tải về

Ý kiến bạn đọc

Top những câu cà khịa cực gắt được sử dụng nhiều nhất

Cà khịa là gì ?
Cà khịa đang là trào lưu nổi bật được ứng dụng nhiều trên mạng internet. theo wikipedia, cà khịa là từ ngữ vùng đất mang hai nghĩa : cố tình gây gỗ để cãi vã, đánh đá nhau và xen vào việc riêng tư của người khác .

Cà khịa, cà chớn, cà nhắc ... Là những từ ngữ dân cư vùng mình thường dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy lạc quan, hầu hết chỉ những thanh niên yêu thích xen vào chuyện của người khác . Việc sử dụng cà khịa trên internet cũng khá giống với từ khẩu nghiệp tuy nhiên chứa đựng giá trị nhẹ hơn, chỉ chứa đựng giá trị chỉ ai đang vào cuộc chuyện người nào đó, hoặc có lãi nói , hành động xích mích, đâm chọc, kích đểu ... Với đối phương. Một số người còn lấy cà khịa bày trò chơi đùa giữa bằng hữu cùng nhau, ví dụ nói vui trong toàn bộ các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa .

18/09/2021

Giáo án lớp 1 tuần 7 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 7 đầy đủ các môn là công cụ không thể thiếu với bất cứ thầy cô nào. Giáo án này sẽ giúp thầy cô truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh

27/09/2023

Tổng hợp những STT, Cap hay về thanh xuân

Thanh xuân là khoảng thời gian tràn đầy niềm vui, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ mà rất khó để quay lại. Vì vậy hiện nay có rất nhiều STT, Cap hay về thanh xuân được sáng tác để lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ tổng hợp những status và caption hay về thanh xuân cho các bạn nhớ về quãng thời gian tươi đẹp của mình.
Tổng hợp STT hay về thanh xuân
STT, Cap hay về thanh xuân không chỉ đem tới cho bạn những phút giây vui vẻ và thư giãn. Mà nó còn giúp bạn ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thanh xuân. Sau đây là những STT hay về thanh xuân:
1. Thế giới quá đỗi rộng lớn, vừa mới buông tay đây thôi mà ngoảnh lại đã chẳng thấy nhau.
2. Cuộc sống là chuỗi hành trình không ngừng nghỉ, ai biết ngày mai sẽ gặp những gì. Chỉ biết ánh mặt trời ngày hôm nay thật đẹp, ngàn vạn lần xin đừng bỏ lỡ.
3. Thanh Xuân rồi sẽ qua như cánh đồng già đi sau mùa hoa thắm. Thời gian thì nhanh mà nỗi buồn thì chậm chạp, sao chúng ta rẽ về đâu cũng giẫm phải nỗi buồn…
4. Những gì thanh xuân năm đó anh có, anh cho em hết.
Những gì hiện tại anh không có, tương lai anh sẽ cố gắng cho em.
5. Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là quãng thời gian mà chúng ta có sự nhiệt huyết, có sức khỏe và có cả bản lĩnh, sự kiên trì để theo đuổi những hoài bão của bản thân. Vì thế mỗi chúng ta phải biết trân trọng quãng thời gian căng tràn sức sống và tươi đẹp này.
Tổng hợp STT ngắn về thanh xuân
1. Nơi đẹp nhất là những nơi chúng ta đã từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là thanh xuân không thể quay trở lại.
2. Trong khe hở của thời gian và hiện thực, thanh xuân và sắc đẹp mỏng manh như trang giấy dễ bị gió hong khô.
3. Tình cảm và nhiệt huyết của thanh xuân mãi mãi là những ký ức đẹp nhất.
4. Có những chuyện mà khi trẻ dù có cố thế nào cũng chẳng thể hiểu được. Những khi đã hiểu ra rồi thì thanh xuân đã ở lại phía sau.
5. Khi nhìn lại thì thanh xuân của bạn là quãng thời gian thú vị nhất mà hiếm người có được.
6. Trong thời gian thanh xuân, người ta làm những điều rồ dại và yêu đương hết mình. Người ta lớn lên từng ngày với những sai lầm và cố gắng đứng dậy đi tiếp.
Tổng hợp STT thanh xuân hài hước
1. Khi nhìn thấy những cái tên được các cặp đôi khắc lên cây, lúc đó tôi tự hỏi yêu đương thì mang dao theo để làm gì?
2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không có.
3. Thời gian học hành bao gồm 10% thời gian nghiên cứu và 90% thời gian để than phiền học hành khổ sở với đứa bạn thân.
5. Nếu như thanh xuân là giấc mơ thì chúng ta chỉ muốn mơ hoài mà không tỉnh.
Tổng hợp Cap thanh xuân ngắn
1. Thanh xuân của tôi nghịch ngợm lắm
Đôi lần đã va vấp nhưng tôi vẫn mỉm cười thật tươi để mọi chuyện lại đâu vào đấy.
2. Điều tuyệt nhất tuổi thanh xuân là tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại thích cậu đến điên cuồng? Đáp án chính là tôi thích cậu mà không có lý do…
3. Nếu như thanh xuân em đặt đúng chỗ thì cuộc đời em giống như đang trúng số…
4. Đôi khi thanh xuân chẳng phải là thời gian mà đó là khoảng cách.
5. Thanh xuân của anh là dành cho em, còn thanh xuân của em là dành cho ai chứ đâu phải cho em.
6. Năm tháng đó tôi thích em là thật. Còn việc em có đáp lại hay không thì không còn quan trọng nữa. Vì thanh xuân vốn dĩ là để bỏ lỡ….
Bài viết trên đã chia sẻ khá nhiều những STT, Cap hay về thanh xuân cho các bạn tìm hiểu. Hy vọng những câu nói trên đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp trong thời thanh xuân của bạn.

21/09/2023

Lời bài hát Rước đèn tháng 8

**Lời bài hát Rước đèn tháng 8**

**Sáng tác: Lê Hoàng Long**

**Thể hiện: Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, V.A**

**1.** Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Em múa ca vui đón chị Hằng
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Em muốn ăn bốn, năm ba phần

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**2.** Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chị Hằng hái hoa trên cung trăng
Thổi sáo cho chú Cuội nghe

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**3.** Trung thu ơi, trung thu ơi
Cùng nhau múa hát, đón chị Hằng
Tết trung thu, Tết trung thu
Cùng nhau vui vẻ, đón chị Hằng

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**Bài hát Rước đèn tháng 8** là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến ở Việt Nam. Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Hoàng Long, và được thể hiện bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi nổi tiếng như Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, v.v.

Bài hát mang giai điệu vui tươi, sôi động, phù hợp với không khí lễ hội trung thu. Nội dung bài hát nói về hình ảnh những em nhỏ nô đùa, rước đèn, múa hát mừng trung thu. Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, những nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Bài hát Rước đèn tháng 8 là một trong những bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất ở Việt Nam. Bài hát luôn được các em nhỏ yêu thích và hát vang trong mỗi dịp trung thu.

18/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 6 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 6 là công cụ hữu ích cho các thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Bài viết sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới nhất.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất

Giáo án lớp 1 tuần 5 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 5 là tài liệu quan trọng giúp các thầy cô có thể bớt được công sức và thời gian dạy giáo án. Bài viết sau sẽ cung cấp những bộ giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất với cách biên soạn chi tiết và dễ hiểu. Quý thầy cô có thể tham khảo các giáo án này để tạo ra những bộ giáo án chất lượng nhất và hỗ trợ quá trình giảng dạy tốt hơn.
Giáo án lớp 1 trọn bộ theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 5
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 5:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 5:
BÀI 3: ÍT HƠN, NHIỀU HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức:
● Giúp học sinh hình dung ban đầu về số khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
● So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật qua sử dụng các từ ít hơn, nhiều hơn, bằng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất chung:
● So sánh được số lượng của 2 nhóm đồ vật trong bài toán thực tế có hai hoặc 3 nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
● Bộ đồ dùng học toán 1.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 5:
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TUẦN 5: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA BẠN VÀ EM
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Học sinh mô tả được những đặc điểm cơ bản về ngoại hình bên ngoài của mình và của bạn.
- Học sinh cần thể hiện sự hòa đồng, thân thiện khi làm việc với bạn bè.
- HS tự đánh giá các hoạt động của bản thân.
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự tự tin về bản thân và sự tôn trọng bạn bè.
- Trung thực trong việc tự đánh giá bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Bút chì
- Bộ thẻ cảm xúc.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 5:
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài 16 này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách để tìm kết quả của một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng trong phạm vi 6 để giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học:NL tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết các vấn đề toán học….
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, chấm tròn.
- Một số tình huống dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cùng học để phát triển năng lực
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI HỌC: TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đọc đúng, đọc trơn từ, câu, đoạn ở trong bài “Ngày em tới trường”.
- Viết đúng từ mở đầu bằng g/ gh trong bài đọc, chép đúng một đoạn văn trong bài.
- Nói được một điều mình thích trong ngày đầu đến trường
2. Năng lực:
- Học sinh biết cách để hợp tác nhóm, quan sát các tranh trình bày và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết và yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu nhóm để chơi tiếp sức ở các hoạt động.
2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
MÔN TOÁN
Bài: Hình chữ nhật, hình vuông
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được các dạng hình vuông, hình chữ nhật, nói đúng tên hình.
- Học sinh bước đầu cảm nhận sự khác nhau giữa hình chữ nhật, hình vuông.
- Trong một nhóm hình, HS chỉ ra được hình nào là hình vuông, hình nào là hình chữ nhật. Đồng thời chỉ ra được hình nào không phải hình vuông, hình nào không phải hình chữ nhật.
- Liên hệ thực tế: Chỉ được các đồ vật có dạng hình vuông hoặc có dạng hình chữ nhật.
- HS bước đầu hình thành các năng lực hợp tác, quan sát, giao tiếp, phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Slide có minh họa tranh / ảnh trong SGK
- Các tấm bìa có dạng hình chữ nhật, hình vuông
Trong bài viết này, quý thầy cô hoàn toàn có thể tải file giáo án các môn Thể dục, Mỹ Thuật, Tiếng việt, Đạo Đức,... lớp 1 tuần 5. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghiên cứu về môn học và phương pháp giảng dạy học sinh.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 tuần 2 bao gồm tất cả các môn học cơ bản như: Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật…. theo đúng chương trình SGK mới nhất. Đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án lớp 1 tuần 2 mới nhất cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm các loại giáo án sau đây:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 2
- Dưới đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 2 cho thầy cô tham khảo:
Giáo án sách "Cánh Diều"
Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
Giáo án "Kết nối tri thức"
Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
Giáo án "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 2:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực
a. Đọc: Phân biệt và đọc âm "o" đúng cách; đọc chính xác các từ và câu có chứa âm "o" và dấu hỏi; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các nội dung đã đọc.
b. Viết: Viết đúng chữ "o" và dấu hỏi; viết chính xác các từ và câu có chứa chữ "o" và dấu hỏi.
c. Nghe và nói: Phát triển từ vựng dựa trên các từ có âm "o" và dấu hỏi trong bài học. Phát triển kỹ năng chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát để nhận biết các nhân vật và suy luận nội dung trong tranh minh họa.
(Ví dụ: Chào mẹ khi mẹ đến đón sau giờ học và chào ông, bà khi đi học về)
2. Phát triển phẩm chất
Cảm nhận và thấu hiểu tình cảm, mối quan hệ với tất cả thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng tranh phóng to, học sinh chuẩn bị bộ ghép chữ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 2:
BÀI 2: Chữ "B b" (Sách học sinh, Trang 12-13)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:
Quan sát các hình ảnh trong bức tranh và trò chuyện với bạn về những đối tượng và hoạt động xuất hiện trong tranh. Nhất là những từ có âm "b" (bé, ba, bà, bế bé, ...).
Nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ cái "b"; có khả năng đọc chữ "b" và từ "ba"; viết được chữ "b" và "ba" cùng với số 2; nhận dạng các từ chứa âm "b"; có khả năng nói một câu với từ chứa âm "b". Biết thể hiện, hát theo vận động trong bài hát vui vẻ và quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tự học, khả năng tự giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo thông qua việc đọc và viết.
Cải thiện phẩm chất chăm chỉ thông qua việc tập viết và rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc tham gia các bài kiểm tra và đánh giá.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Giáo viên: Thẻ từ chứa chữ "b" (in hoa và in thường); một số hình ảnh minh họa (hình con ba ba, con rùa); các bài hát "Cháu yêu bà" và "Búp bê bằng bông"; thẻ từ với các từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
Học sinh: Sách giáo trình, vở tập viết, bút viết, bảng con, …
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ 4, 5, 6
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm nhóm đồ vật có số lượng tới 6. Thông qua đó, học sinh nhận biết được số lượng và hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được số 4, 5, 6.
- Lập được những nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
SGK, một số chấm tròn, hình vuông, các thẻ số từ 1 đến 6,.. (trong bộ đồ dùng học tập Toán 1).
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cùng học để phát triển năng lực
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu gia đình là gì, rằng đó là tổ ấm của mình, nơi có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất.
Kĩ năng:
Học sinh biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích và khả năng của mình.
Học sinh có khả năng kể tên các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong lớp.
Học sinh sử dụng từ ngữ thích hợp để xưng hô phù hợp với mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Học sinh thể hiện tình cảm kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình.
Thái độ:
Phát triển tình cảm yêu quý gia đình và người thân trong gia đình.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: biết thể hiện tình yêu, chăm sóc và giúp đỡ người thân.
Nhận thức về tầm quan trọng của người thân trong gia đình; trình bày thông tin ngắn gọn về bản thân.
Hiểu và tìm hiểu về những hành động thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giới thiệu thông tin về gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
Tranh ảnh minh họa.
Bài hát "Ba thương con" và "Ba ngọn nến lung linh".
Bảng tương tác, máy chiếu, tivi (tuỳ điều kiện địa phương).
- Chuẩn bị của HS:
Tranh vẽ về hình ảnh của các thành viên trong gia đình của họ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Giáo án môn Toán lớp 1
Bài 10: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được những kết quả sau:
- Kiến thức:
Học sinh có khả năng nhận dạng, đọc và viết các số 7, 8, 9.
Họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến các số này.
- Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng toán học cơ bản.
- Thái độ:
Tạo sự hứng thú và tự tin trong việc học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ số 7, 8, 9.
Thẻ chấm tròn.
Trong bài viết trên, thầy cô và phụ huynh có thể tải file giáo án lớp 1 tuần 2 cho các môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt, Đạo Đức,... Hy vọng những giáo án này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình giáo dục học sinh và con em của mình.

12/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Quý Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
+ Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
+ Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
+ Tranh minh họa
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
- Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
2. Năng lực
- Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
- Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất
- Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ ê, l
- HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực
TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.

11/09/2023

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 mới nhất theo CV 2345, CV405

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là giáo án điện tử đầy đủ các môn học như:  Tiếng việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được biên soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3 của truonghoc.edu.vn, bộ giáo án lớp 3 đầy đủ này sẽ giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm chất lượng hiệu quả hơn.
TUẦN 1
Môn : TIẾNG VIỆT– Lớp 3/3
Tên bài học: Bài 1: NGÀY GẶP LẠI ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: 5/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật dựa vào các hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều.  
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Mùa hè của em
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.

- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 3/3
Tên bài học: Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (1 tiết)
Thời gian thực hiện: 6/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.
- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,...
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11/09/2023

Giáo án lớp 1 - Tuần 1 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 1 là tài liệu được biên soạn theo quy chuẩn giáo dục ở bậc tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án này sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch giảng dạy cụ thể trong tuần đầu năm học và có sự chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận với kiến thức cơ bản của lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp thông tin giáo án lớp 1 tuần 1 cho mọi người tìm hiểu.

10/09/2023

Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

21/09/2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm 2023)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm) là một tài liệu hoàn chỉnh đã được biên soạn chuẩn mực, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy chi tiết và chuẩn bị hiệu quả cho các bài giảng Tiếng Việt lớp 1 trong năm học 2023. Nội dung của giáo án đã được biên soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm. Truonghoc.edu.vn xin gửi tới quý Thầy, Cô giáo trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều hoàn toàn miễn phí.

30/08/2023

Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27

Cùng truonghoc.edu.vn tìm hiểu về mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 trong bài viết sau

12/08/2023

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

22/03/2022

Thông tin tham khảo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây