Mẫu quy chế dân chủ cơ sở mới nhất

UBND TP ABC
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …./QĐ-Lt , ngày … tháng 9 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
 của trường THCS HOÀNG DIỆU
                                                     
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
Căn cứ nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số: 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế  thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số: 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/05/2020 của Bộ GD&ĐT v/v ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập;
Căn cứ Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 v/v ban hành Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ và nghị quyết Hội nghị viên chức năm học 2023-2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT; (b/c)
- chi ủy-BGH-BCĐ; (Chỉ đạo)
- CB, GV, NV, HS; (T.hiện)
- Lưu VP.
       HIỆU TRƯỞNG




        Trần Thanh Sơn



 
QUY CHẾ
Thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường
(Kèm theo QĐ số:…./QĐ-LL  ngày …/…/2023 của trường THCS HOÀNG DIỆU)

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ viên chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh.
Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường
Chương II: THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG
Điều 4. Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, viên chức, của người học trong Quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, Điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.
4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị viên chức hàng năm.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, viên chức, người học.
6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.
7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị viên chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước.
Điều 5. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:
1. Kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch giáo dục, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.
3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, viên chức.
4. Kế hoạch xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất của nhà trường.
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
Hội nghị cán bộ viên chức cơ quan có nội dung :
 1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan .
2. Hiệu trưởng cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, viên chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của cán bộ viên chức cơ quan.
3. Bàn biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức cơ quan.
4. Ban thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác; bầu ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật ;
5. Tham gia những điều quy định tại điều 5 của quy chế này.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Điều 6. Nhà giáo cán bộ, viên chức trong nhà trường có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.
2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.
4. Thực hiện đúng những quy định trong Luật cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, viên chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.
Điều 7. Những việc nhà giáo, cán bộ, viên chức chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, viên chức.
 2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, viên chức, cho người học.
6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch viên chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế kiểm tra từng năm học.
8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm.
MỤC 3. NHỮNG VIỆC NGƯỜI HỌC ĐƯỢC BIẾT VÀ THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Những việc người học được biết.
Người học phải được biết những nội dung sau đây:
1. Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành và những quy định của nhà trường đối với người học.
2. Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường hàng năm.
3. Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
4. Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.
Điều 9. Những việc người học được tham gia ý kiến:
1. Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.
2. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến người học.
MỤC 4 - TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 10. Trách nhiệm của nhà trường:
Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:
1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch giáo dục năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, viên chức trong nhà trường.
2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả kiểm tra, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.
3. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học), tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng.
5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, cán bộ, viên chức trong nhà trường.
6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.
MỤC 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁC ĐOÀN THỂ,
TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 11. Trách nhiệm của đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.
Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:
1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Điều 12. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha, mẹ học sinh trong nhà trường
1. Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:
1.1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
1.2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.
1.3. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
Chương III: QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 13. Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên.
1. Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc.
2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.
3. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.
Điều 14. Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học.
Chương IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 Điều 17. Quy chế này được thông qua đã được thông qua chi bộ, hội nghị Viên chức năm học 2023-2024 và được biểu quyết nhất trí ……..%.
Điều 18. Các bộ phận, tổ và CB-GV-NV thực hiện tốt Quy chế này được khen thưởng, vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 19. Các trưởng bộ phận, tổ chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy chế này.

 
Chia sẻ bởi: admin
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
  • Xem: 844
  • Dung lượng: 25.33 KB
  • Tải về: 8
  • Sưu tầm: N/A
  • Thuộc chủ đề: Biểu mẫu
Liên kết tải về

Ý kiến bạn đọc

Top những câu cà khịa cực gắt được sử dụng nhiều nhất

Cà khịa là gì ?
Cà khịa đang là trào lưu nổi bật được ứng dụng nhiều trên mạng internet. theo wikipedia, cà khịa là từ ngữ vùng đất mang hai nghĩa : cố tình gây gỗ để cãi vã, đánh đá nhau và xen vào việc riêng tư của người khác .

Cà khịa, cà chớn, cà nhắc ... Là những từ ngữ dân cư vùng mình thường dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy lạc quan, hầu hết chỉ những thanh niên yêu thích xen vào chuyện của người khác . Việc sử dụng cà khịa trên internet cũng khá giống với từ khẩu nghiệp tuy nhiên chứa đựng giá trị nhẹ hơn, chỉ chứa đựng giá trị chỉ ai đang vào cuộc chuyện người nào đó, hoặc có lãi nói , hành động xích mích, đâm chọc, kích đểu ... Với đối phương. Một số người còn lấy cà khịa bày trò chơi đùa giữa bằng hữu cùng nhau, ví dụ nói vui trong toàn bộ các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa .

18/09/2021

Giáo án lớp 1 tuần 7 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 7 đầy đủ các môn là công cụ không thể thiếu với bất cứ thầy cô nào. Giáo án này sẽ giúp thầy cô truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh

27/09/2023

Tổng hợp những STT, Cap hay về thanh xuân

Thanh xuân là khoảng thời gian tràn đầy niềm vui, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ mà rất khó để quay lại. Vì vậy hiện nay có rất nhiều STT, Cap hay về thanh xuân được sáng tác để lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ tổng hợp những status và caption hay về thanh xuân cho các bạn nhớ về quãng thời gian tươi đẹp của mình.
Tổng hợp STT hay về thanh xuân
STT, Cap hay về thanh xuân không chỉ đem tới cho bạn những phút giây vui vẻ và thư giãn. Mà nó còn giúp bạn ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thanh xuân. Sau đây là những STT hay về thanh xuân:
1. Thế giới quá đỗi rộng lớn, vừa mới buông tay đây thôi mà ngoảnh lại đã chẳng thấy nhau.
2. Cuộc sống là chuỗi hành trình không ngừng nghỉ, ai biết ngày mai sẽ gặp những gì. Chỉ biết ánh mặt trời ngày hôm nay thật đẹp, ngàn vạn lần xin đừng bỏ lỡ.
3. Thanh Xuân rồi sẽ qua như cánh đồng già đi sau mùa hoa thắm. Thời gian thì nhanh mà nỗi buồn thì chậm chạp, sao chúng ta rẽ về đâu cũng giẫm phải nỗi buồn…
4. Những gì thanh xuân năm đó anh có, anh cho em hết.
Những gì hiện tại anh không có, tương lai anh sẽ cố gắng cho em.
5. Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là quãng thời gian mà chúng ta có sự nhiệt huyết, có sức khỏe và có cả bản lĩnh, sự kiên trì để theo đuổi những hoài bão của bản thân. Vì thế mỗi chúng ta phải biết trân trọng quãng thời gian căng tràn sức sống và tươi đẹp này.
Tổng hợp STT ngắn về thanh xuân
1. Nơi đẹp nhất là những nơi chúng ta đã từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là thanh xuân không thể quay trở lại.
2. Trong khe hở của thời gian và hiện thực, thanh xuân và sắc đẹp mỏng manh như trang giấy dễ bị gió hong khô.
3. Tình cảm và nhiệt huyết của thanh xuân mãi mãi là những ký ức đẹp nhất.
4. Có những chuyện mà khi trẻ dù có cố thế nào cũng chẳng thể hiểu được. Những khi đã hiểu ra rồi thì thanh xuân đã ở lại phía sau.
5. Khi nhìn lại thì thanh xuân của bạn là quãng thời gian thú vị nhất mà hiếm người có được.
6. Trong thời gian thanh xuân, người ta làm những điều rồ dại và yêu đương hết mình. Người ta lớn lên từng ngày với những sai lầm và cố gắng đứng dậy đi tiếp.
Tổng hợp STT thanh xuân hài hước
1. Khi nhìn thấy những cái tên được các cặp đôi khắc lên cây, lúc đó tôi tự hỏi yêu đương thì mang dao theo để làm gì?
2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không có.
3. Thời gian học hành bao gồm 10% thời gian nghiên cứu và 90% thời gian để than phiền học hành khổ sở với đứa bạn thân.
5. Nếu như thanh xuân là giấc mơ thì chúng ta chỉ muốn mơ hoài mà không tỉnh.
Tổng hợp Cap thanh xuân ngắn
1. Thanh xuân của tôi nghịch ngợm lắm
Đôi lần đã va vấp nhưng tôi vẫn mỉm cười thật tươi để mọi chuyện lại đâu vào đấy.
2. Điều tuyệt nhất tuổi thanh xuân là tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại thích cậu đến điên cuồng? Đáp án chính là tôi thích cậu mà không có lý do…
3. Nếu như thanh xuân em đặt đúng chỗ thì cuộc đời em giống như đang trúng số…
4. Đôi khi thanh xuân chẳng phải là thời gian mà đó là khoảng cách.
5. Thanh xuân của anh là dành cho em, còn thanh xuân của em là dành cho ai chứ đâu phải cho em.
6. Năm tháng đó tôi thích em là thật. Còn việc em có đáp lại hay không thì không còn quan trọng nữa. Vì thanh xuân vốn dĩ là để bỏ lỡ….
Bài viết trên đã chia sẻ khá nhiều những STT, Cap hay về thanh xuân cho các bạn tìm hiểu. Hy vọng những câu nói trên đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp trong thời thanh xuân của bạn.

21/09/2023

Lời bài hát Rước đèn tháng 8

**Lời bài hát Rước đèn tháng 8**

**Sáng tác: Lê Hoàng Long**

**Thể hiện: Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, V.A**

**1.** Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Em múa ca vui đón chị Hằng
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Em muốn ăn bốn, năm ba phần

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**2.** Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chị Hằng hái hoa trên cung trăng
Thổi sáo cho chú Cuội nghe

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**3.** Trung thu ơi, trung thu ơi
Cùng nhau múa hát, đón chị Hằng
Tết trung thu, Tết trung thu
Cùng nhau vui vẻ, đón chị Hằng

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**Bài hát Rước đèn tháng 8** là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến ở Việt Nam. Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Hoàng Long, và được thể hiện bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi nổi tiếng như Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, v.v.

Bài hát mang giai điệu vui tươi, sôi động, phù hợp với không khí lễ hội trung thu. Nội dung bài hát nói về hình ảnh những em nhỏ nô đùa, rước đèn, múa hát mừng trung thu. Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, những nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Bài hát Rước đèn tháng 8 là một trong những bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất ở Việt Nam. Bài hát luôn được các em nhỏ yêu thích và hát vang trong mỗi dịp trung thu.

18/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 6 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 6 là công cụ hữu ích cho các thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Bài viết sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới nhất.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất

Giáo án lớp 1 tuần 5 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 5 là tài liệu quan trọng giúp các thầy cô có thể bớt được công sức và thời gian dạy giáo án. Bài viết sau sẽ cung cấp những bộ giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất với cách biên soạn chi tiết và dễ hiểu. Quý thầy cô có thể tham khảo các giáo án này để tạo ra những bộ giáo án chất lượng nhất và hỗ trợ quá trình giảng dạy tốt hơn.
Giáo án lớp 1 trọn bộ theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 5
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 5:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 5:
BÀI 3: ÍT HƠN, NHIỀU HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức:
● Giúp học sinh hình dung ban đầu về số khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
● So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật qua sử dụng các từ ít hơn, nhiều hơn, bằng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất chung:
● So sánh được số lượng của 2 nhóm đồ vật trong bài toán thực tế có hai hoặc 3 nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
● Bộ đồ dùng học toán 1.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 5:
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TUẦN 5: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA BẠN VÀ EM
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Học sinh mô tả được những đặc điểm cơ bản về ngoại hình bên ngoài của mình và của bạn.
- Học sinh cần thể hiện sự hòa đồng, thân thiện khi làm việc với bạn bè.
- HS tự đánh giá các hoạt động của bản thân.
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự tự tin về bản thân và sự tôn trọng bạn bè.
- Trung thực trong việc tự đánh giá bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Bút chì
- Bộ thẻ cảm xúc.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 5:
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài 16 này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách để tìm kết quả của một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng trong phạm vi 6 để giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học:NL tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết các vấn đề toán học….
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, chấm tròn.
- Một số tình huống dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cùng học để phát triển năng lực
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI HỌC: TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đọc đúng, đọc trơn từ, câu, đoạn ở trong bài “Ngày em tới trường”.
- Viết đúng từ mở đầu bằng g/ gh trong bài đọc, chép đúng một đoạn văn trong bài.
- Nói được một điều mình thích trong ngày đầu đến trường
2. Năng lực:
- Học sinh biết cách để hợp tác nhóm, quan sát các tranh trình bày và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết và yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu nhóm để chơi tiếp sức ở các hoạt động.
2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
MÔN TOÁN
Bài: Hình chữ nhật, hình vuông
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được các dạng hình vuông, hình chữ nhật, nói đúng tên hình.
- Học sinh bước đầu cảm nhận sự khác nhau giữa hình chữ nhật, hình vuông.
- Trong một nhóm hình, HS chỉ ra được hình nào là hình vuông, hình nào là hình chữ nhật. Đồng thời chỉ ra được hình nào không phải hình vuông, hình nào không phải hình chữ nhật.
- Liên hệ thực tế: Chỉ được các đồ vật có dạng hình vuông hoặc có dạng hình chữ nhật.
- HS bước đầu hình thành các năng lực hợp tác, quan sát, giao tiếp, phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Slide có minh họa tranh / ảnh trong SGK
- Các tấm bìa có dạng hình chữ nhật, hình vuông
Trong bài viết này, quý thầy cô hoàn toàn có thể tải file giáo án các môn Thể dục, Mỹ Thuật, Tiếng việt, Đạo Đức,... lớp 1 tuần 5. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghiên cứu về môn học và phương pháp giảng dạy học sinh.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 tuần 2 bao gồm tất cả các môn học cơ bản như: Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật…. theo đúng chương trình SGK mới nhất. Đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án lớp 1 tuần 2 mới nhất cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm các loại giáo án sau đây:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 2
- Dưới đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 2 cho thầy cô tham khảo:
Giáo án sách "Cánh Diều"
Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
Giáo án "Kết nối tri thức"
Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
Giáo án "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 2:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực
a. Đọc: Phân biệt và đọc âm "o" đúng cách; đọc chính xác các từ và câu có chứa âm "o" và dấu hỏi; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các nội dung đã đọc.
b. Viết: Viết đúng chữ "o" và dấu hỏi; viết chính xác các từ và câu có chứa chữ "o" và dấu hỏi.
c. Nghe và nói: Phát triển từ vựng dựa trên các từ có âm "o" và dấu hỏi trong bài học. Phát triển kỹ năng chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát để nhận biết các nhân vật và suy luận nội dung trong tranh minh họa.
(Ví dụ: Chào mẹ khi mẹ đến đón sau giờ học và chào ông, bà khi đi học về)
2. Phát triển phẩm chất
Cảm nhận và thấu hiểu tình cảm, mối quan hệ với tất cả thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng tranh phóng to, học sinh chuẩn bị bộ ghép chữ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 2:
BÀI 2: Chữ "B b" (Sách học sinh, Trang 12-13)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:
Quan sát các hình ảnh trong bức tranh và trò chuyện với bạn về những đối tượng và hoạt động xuất hiện trong tranh. Nhất là những từ có âm "b" (bé, ba, bà, bế bé, ...).
Nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ cái "b"; có khả năng đọc chữ "b" và từ "ba"; viết được chữ "b" và "ba" cùng với số 2; nhận dạng các từ chứa âm "b"; có khả năng nói một câu với từ chứa âm "b". Biết thể hiện, hát theo vận động trong bài hát vui vẻ và quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tự học, khả năng tự giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo thông qua việc đọc và viết.
Cải thiện phẩm chất chăm chỉ thông qua việc tập viết và rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc tham gia các bài kiểm tra và đánh giá.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Giáo viên: Thẻ từ chứa chữ "b" (in hoa và in thường); một số hình ảnh minh họa (hình con ba ba, con rùa); các bài hát "Cháu yêu bà" và "Búp bê bằng bông"; thẻ từ với các từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
Học sinh: Sách giáo trình, vở tập viết, bút viết, bảng con, …
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ 4, 5, 6
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm nhóm đồ vật có số lượng tới 6. Thông qua đó, học sinh nhận biết được số lượng và hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được số 4, 5, 6.
- Lập được những nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
SGK, một số chấm tròn, hình vuông, các thẻ số từ 1 đến 6,.. (trong bộ đồ dùng học tập Toán 1).
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cùng học để phát triển năng lực
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu gia đình là gì, rằng đó là tổ ấm của mình, nơi có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất.
Kĩ năng:
Học sinh biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích và khả năng của mình.
Học sinh có khả năng kể tên các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong lớp.
Học sinh sử dụng từ ngữ thích hợp để xưng hô phù hợp với mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Học sinh thể hiện tình cảm kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình.
Thái độ:
Phát triển tình cảm yêu quý gia đình và người thân trong gia đình.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: biết thể hiện tình yêu, chăm sóc và giúp đỡ người thân.
Nhận thức về tầm quan trọng của người thân trong gia đình; trình bày thông tin ngắn gọn về bản thân.
Hiểu và tìm hiểu về những hành động thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giới thiệu thông tin về gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
Tranh ảnh minh họa.
Bài hát "Ba thương con" và "Ba ngọn nến lung linh".
Bảng tương tác, máy chiếu, tivi (tuỳ điều kiện địa phương).
- Chuẩn bị của HS:
Tranh vẽ về hình ảnh của các thành viên trong gia đình của họ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Giáo án môn Toán lớp 1
Bài 10: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được những kết quả sau:
- Kiến thức:
Học sinh có khả năng nhận dạng, đọc và viết các số 7, 8, 9.
Họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến các số này.
- Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng toán học cơ bản.
- Thái độ:
Tạo sự hứng thú và tự tin trong việc học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ số 7, 8, 9.
Thẻ chấm tròn.
Trong bài viết trên, thầy cô và phụ huynh có thể tải file giáo án lớp 1 tuần 2 cho các môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt, Đạo Đức,... Hy vọng những giáo án này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình giáo dục học sinh và con em của mình.

12/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Quý Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
+ Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
+ Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
+ Tranh minh họa
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
- Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
2. Năng lực
- Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
- Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất
- Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ ê, l
- HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực
TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.

11/09/2023

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 mới nhất theo CV 2345, CV405

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là giáo án điện tử đầy đủ các môn học như:  Tiếng việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được biên soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3 của truonghoc.edu.vn, bộ giáo án lớp 3 đầy đủ này sẽ giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm chất lượng hiệu quả hơn.
TUẦN 1
Môn : TIẾNG VIỆT– Lớp 3/3
Tên bài học: Bài 1: NGÀY GẶP LẠI ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: 5/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật dựa vào các hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều.  
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Mùa hè của em
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.

- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 3/3
Tên bài học: Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (1 tiết)
Thời gian thực hiện: 6/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.
- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,...
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11/09/2023

Giáo án lớp 1 - Tuần 1 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 1 là tài liệu được biên soạn theo quy chuẩn giáo dục ở bậc tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án này sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch giảng dạy cụ thể trong tuần đầu năm học và có sự chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận với kiến thức cơ bản của lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp thông tin giáo án lớp 1 tuần 1 cho mọi người tìm hiểu.

10/09/2023

Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

21/09/2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm 2023)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm) là một tài liệu hoàn chỉnh đã được biên soạn chuẩn mực, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy chi tiết và chuẩn bị hiệu quả cho các bài giảng Tiếng Việt lớp 1 trong năm học 2023. Nội dung của giáo án đã được biên soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm. Truonghoc.edu.vn xin gửi tới quý Thầy, Cô giáo trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều hoàn toàn miễn phí.

30/08/2023

Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27

Cùng truonghoc.edu.vn tìm hiểu về mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 trong bài viết sau

12/08/2023

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

22/03/2022

Thông tin tham khảo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây