Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc về mọi mặt, từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế..., Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân; là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua nhƣ: Luật phòng, chống tham nhũng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 29-11-2005, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21-8-2006 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12-5-2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020...
Phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ (kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 6- 2-2006) và giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Hành chính quốc gia, các trƣờng bồi dƣỡng cán bộ của các bộ, ngành đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chƣơng trình đào tạo. Tại Nghị quyết số 04- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã đề ra chủ trƣơng tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và yêu cầu đƣa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng vào chƣơng trình giáo dục.
Giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng về phòng, chống tham nhũng là vấn đề mới ở nƣớc ta và chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức trong thời gian qua. Nội dung phòng, chống tham nhũng chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng để giảng dạy, học tập thƣờng xuyên trong các nhà trƣờng, ở các trƣờng đại học chuyên ngành về luật và các trƣờng cán bộ quản lý. Một số trƣờng, cơ sở đào tạo có đƣa vấn đề này vào chƣơng trình đào tạo, song nội dung còn đơn giản và thƣờng chỉ đƣợc lồng ghép ở một phần nhỏ trong các môn học chính khóa khác. Hơn thế, việc tổ chức giảng dạy, học tập cũng chƣa đƣợc chú trọng, còn thiếu bài bản và hệ thống. Do đó, nhận thức của sinh viên,học viên và thậm chí của cả đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về phòng, chống tham nhũng nhìn chung còn rất hạn chế.
Qua nghiên cứu công tác giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo của một số quốc gia nhận thấy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới đã đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giáo dục trong các nhà trƣờng nhƣ: Thụy Điển, Trung Quốc, Singapore, v.v.. Việc giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo kiến thức về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh nhiều quốc gia đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong đấu tranh chống tệ nạn này, nhất là trong việc phòng ngừa các hành vi tham nhũng. Điểm đáng chú ý là mặc dù đều đƣa nội dung phòng, chống tham nhũng vào nhà trƣờng, song đối tƣợng, phƣơng pháp, cách thức giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo ở các quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, pháp lý và trình độ nhận thức của đối tƣợng đƣợc giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo ở mỗi nƣớc. Tại Trung Quốc, phƣơng pháp giáo dục học sinh trong nhiều nhà trƣờng là trong chƣơng trình học có những tiết học về các vụ án quan chức tham nhũng song ấn phẩm dành cho cấp tiểu học và trung học cơ sở lại tập trung vào khía cạnh tích cực, nói về văn hóa truyền thống, tính cách và các tiêu chuẩn đối với học sinh; quá trình học tập, giáo viên cùng học sinh thảo luận về nạn tham nhũng tồn tại trong xã hội, v.v. Đây chính là những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu, tiếp thu sáng tạo, phù hợp vào điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, ngày 02-12-2009, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 137/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nƣớc, qua đó tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bƣớc hình thành văn hóa chống tham nhũng. Đối với các trƣờng trung học phổ thông, Đề án đặt ra mục tiêu: bƣớc đầu trang bị kiến thức về phòng, chống tham nhũng cho học sinh, qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh trung học phổ thông về mục đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xây dựng đƣợc thái độ, ý thức đấu tranh, bài trừ tệ nạn tham nhũng cho đối tƣợng này. Với mục tiêu đó, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trƣờng trung học phổ thông tập trung vào nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng, với các vấn đề cơ bản sau: khái niệm “tham nhũng”; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng; thái độ, ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng.
Để góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng lực giảng dạy về phòng, chống tham nhũng trong các trƣờng trung học phổ thông, Thanh tra Chính phủ đã biên soạn cuốn sách Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng dành cho giáo viên các trường Trung học phổ thông. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tham nhũng, quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Trong quá trình biên soạn, tài liệu này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm tác giả sẵn sàng tiếp nhận và cảm ơn các ý kiến phản hồi nhằm giúp tài liệu hoàn thiện hơn.