Điều lệ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mới nhất

Điều lệ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mới nhất được cập nhật
 

ĐIỀU LỆ

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.

Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.

Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương I

THÀNH VIÊN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 1. Thành viên

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Việc gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.

Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức

1. Quyền của thành viên tổ chức

a) Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;

c) Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;

đ) Tham gia các Hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2. Trách nhiệm của thành viên tổ chức

a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan;

b) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;

đ) Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

e) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân

1. Quyền của thành viên cá nhân

a) Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

b) Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;

d) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;

đ) Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;

e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

g) Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Trách nhiệm của thành viên cá nhân

a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;

b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;

d) Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;

đ) Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Điều 4. Quan hệ giữa các thành viên

Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hợp tác bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương II

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 6. Hệ thống tổ chức

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính:

a) Ở Trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Điều 7. Đại hội

1. Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, 5 năm tổ chức một lần.

2. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương thỏa thuận.

3. Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

4. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương do Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó thỏa thuận theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó triệu tập, có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình nhiệm kỳ mới;

b) Góp ý kiến vào dự thảo báo cáo, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và sửa đổi Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có);

c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

d) Hiệp thương dân chủ cử đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;

đ) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.

2. Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

3. Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:

a) Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;

b) Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;

c) Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;

d) Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.

Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.

4. Trong nhiệm kỳ Đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra.

Trường hợp đặc biệt vượt quá 10% do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể cử một số Phó Chủ tịch không chuyên trách.

6. Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với các cơ quan có liên quan hướng dẫn.

Điều 9. Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại Điều 14, Điều 23 và Điều 24 của Điều lệ này được thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, nếu không thống nhất được thì bầu bằng phiếu kín; người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bầu tín nhiệm.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được điều hành công việc ngay sau khi Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới hiệp thương cử ra. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 10. Chế độ làm việc của Ban Thường trực

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp làm việc theo chế độ tập thể bàn bạc và quyết định theo đa số, có phân công cá nhân phụ trách.

Điều 11. Tổ chức và cán bộ cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các văn bản pháp luật liên quan, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền, quy định về tổ chức và cán bộ của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phối hợp với Ban Thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất triển khai thực hiện quy định của Ban Bí thư về tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; hướng dẫn tổ chức, cán bộ của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổ chức việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Khi có sự thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giữa nhiệm kỳ, Ban Thường trực cấp đó phải báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Việc cử, bổ sung, công nhận chức danh đó tiến hành theo quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Điều lệ này.

Điều 12. Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn, cộng tác viên

1. Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, Ban Tư vấn ở cấp huyện và cộng tác viên ở mỗi cấp là tổ chức, cá nhân hoạt động không chuyên trách, gồm: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chuyên gia ở một số lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ giúp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành lập các tổ chức tư vấn, xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở cấp mình. Các Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập.

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp hướng dẫn, bảo đảm điều kiện cho hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của cấp mình.

Chương III

CÁC CƠ QUAN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở CẤP TRUNG ƯƠNG

Điều 13. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

1. Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

4. Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Hiệp thương dân chủ ban hành Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm nhằm thực hiện Chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

5. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo.

Điều 15. Chế độ họp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp thường kỳ một năm một lần, họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch.

Chủ trì Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đoàn Chủ tịch quyết định.

Điều 16. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Đoàn Chủ tịch) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đại diện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữa hai kỳ họp.

2. Đoàn Chủ tịch bao gồm các vị:

- Người đứng đầu hoặc đại diện lãnh đạo của tổ chức chính trị; người đứng đầu của các tổ chức chính trị - xã hội, một số tổ chức xã hội;

- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Số lượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Quyết định những chủ trương, công tác để thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động và Nghị quyết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

3. Trình dự án luật; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ra trước Quốc hội;

4. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

5. Cùng với Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành và kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp công tác;

6. Khi cần thiết ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện trọng đại của đất nước; ra tuyên bố thể hiện chính kiến đối với sự kiện quan trọng trên thế giới;

7. Thực hiện chủ trương đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

8. Cho ý kiến về việc cử bổ sung, thay thế, cho thôi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi trình Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

9. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật;

10. Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn.

Điều 18. Chế độ họp Đoàn Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Ban Thường trực. Khi họp chuyên đề, Đoàn Chủ tịch có thể mời thêm một số Ủy viên Ủy ban và các chuyên gia có liên quan tham dự.

Chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch do Ban Thường trực quyết định.

Điều 19. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Đoàn Chủ tịch, là cơ quan đại diện của Đoàn Chủ tịch giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Ban Thường trực) gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch chuyên trách.

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực

Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Chuẩn bị các Hội nghị của Đoàn Chủ tịch và giúp Đoàn Chủ tịch chuẩn bị các Hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Trung ương; các Nghị quyết của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

3. Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Thay mặt Ủy ban Trung ương và Đoàn Chủ tịch để kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách pháp luật cần ban hành, sửa đổi;

4. Chuẩn bị các dự án luật để Đoàn Chủ tịch xem xét trình Quốc hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hằng năm;

7. Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay đổi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

8. Hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các Hội đồng tư vấn và quyết định sử dụng đội ngũ cộng tác viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

9. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

10. Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, tổ chức thành viên;

11. Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

12. Xét, quyết định việc khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

Điều 21. Chế độ họp Ban Thường trực

1. Ban Thường trực họp thường kỳ mỗi tháng hai lần, họp chuyên đề hoặc bất thường khi cần thiết.

2. Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.

Chương IV

CƠ QUAN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Điều 22. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

b) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực cùng cấp.

Chủ trì Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp do Ban Thường trực cùng cấp quyết định.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;

2. Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình;

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

6. Ra lời kêu gọi Nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;

7. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;

8. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật.

Điều 24. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

b) Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;

c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực. Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.

Điều 25. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện (gọi tắt là Ban Thường trực) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách và các Ủy viên Thường trực, là những người hoạt động chuyên trách. Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Ban Thường trực cấp trên trực tiếp;

d) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

e) Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

g) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

h) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên;

i) Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

k) Ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

l) Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.

Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực cùng cấp.

Điều 26. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Thường trực cấp xã) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực cấp xã gồm có Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.

3. Ban Thường trực cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

c) Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;

d) Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương;

đ) Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;

e) Quyết định công nhận Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

g) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước và các tổ chức thành viên cấp xã;

h) Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

k) Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.

Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.

Điều 27. Ban công tác Mặt trận

1. Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi.

2. Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm:

a) Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư;

b) Đại diện chi ủy;

c) Người đứng đầu của Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Chữ Thập đỏ ...;

d) Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo....

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

4. Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Công tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế và báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận.

5. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:

a) Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

b) Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

c) Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

d) Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

6. Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết. Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp.

Chương V

QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP, QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN, VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, VỚI NHÂN DÂN

Điều 28. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới thực hiện chủ trương, Chương trình hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp và giúp đỡ nhau trong hoạt động.

Điều 29. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên khác là quan hệ phối hợp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò chủ trì, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên để thực hiện nhiệm vụ và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 30. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan nhà nước

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp ban hành.

Điều 31. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết nhân dân; động viên nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức. Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Chương VI

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Điều 32. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được khen thưởng.

Những cá nhân có quá trình công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc" hoặc được đề nghị xem xét tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

Điều 33. Kỷ luật

1. Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.

Chương VII

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 34. Kinh phí hoạt động

Nguồn kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm:

1. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp;

2. Kinh phí được cấp khi thực hiện các chương trình, dự án;

3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh theo pháp luật;

4. Tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài ủng hộ.

Kinh phí của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Tài sản

Tài sản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm:

1. Tài sản Nhà nước giao;

2. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tặng, cho. Việc nhận, quản lý, sử dụng tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Điều lệ này gồm phần mở đầu và 8 chương, 37 điều được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 năm 2019 nhất trí thông qua.

Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều được bãi bỏ.

Điều 37. Hướng dẫn thi hành và sửa đổi Điều lệ

1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ này.

2. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

 
Chia sẻ bởi: admin
Hãy click vào hình sao để đánh giá File
  • Xem: 290
  • Dung lượng: 25.89 KB
  • Tải về: 3
  • Sưu tầm: N/A
  • Thuộc chủ đề: Văn bản Pháp luật
Liên kết tải về

Ý kiến bạn đọc

Top những câu cà khịa cực gắt được sử dụng nhiều nhất

Cà khịa là gì ?
Cà khịa đang là trào lưu nổi bật được ứng dụng nhiều trên mạng internet. theo wikipedia, cà khịa là từ ngữ vùng đất mang hai nghĩa : cố tình gây gỗ để cãi vã, đánh đá nhau và xen vào việc riêng tư của người khác .

Cà khịa, cà chớn, cà nhắc ... Là những từ ngữ dân cư vùng mình thường dùng. Những từ này đều có nghĩa không mấy lạc quan, hầu hết chỉ những thanh niên yêu thích xen vào chuyện của người khác . Việc sử dụng cà khịa trên internet cũng khá giống với từ khẩu nghiệp tuy nhiên chứa đựng giá trị nhẹ hơn, chỉ chứa đựng giá trị chỉ ai đang vào cuộc chuyện người nào đó, hoặc có lãi nói , hành động xích mích, đâm chọc, kích đểu ... Với đối phương. Một số người còn lấy cà khịa bày trò chơi đùa giữa bằng hữu cùng nhau, ví dụ nói vui trong toàn bộ các loại cà, món cà mình thích nhất là cà khịa .

18/09/2021

Giáo án lớp 1 tuần 7 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 7 đầy đủ các môn là công cụ không thể thiếu với bất cứ thầy cô nào. Giáo án này sẽ giúp thầy cô truyền đạt đầy đủ kiến thức cho học sinh

27/09/2023

Tổng hợp những STT, Cap hay về thanh xuân

Thanh xuân là khoảng thời gian tràn đầy niềm vui, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ mà rất khó để quay lại. Vì vậy hiện nay có rất nhiều STT, Cap hay về thanh xuân được sáng tác để lưu giữ những kỷ niệm đẹp. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ tổng hợp những status và caption hay về thanh xuân cho các bạn nhớ về quãng thời gian tươi đẹp của mình.
Tổng hợp STT hay về thanh xuân
STT, Cap hay về thanh xuân không chỉ đem tới cho bạn những phút giây vui vẻ và thư giãn. Mà nó còn giúp bạn ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ thời thanh xuân. Sau đây là những STT hay về thanh xuân:
1. Thế giới quá đỗi rộng lớn, vừa mới buông tay đây thôi mà ngoảnh lại đã chẳng thấy nhau.
2. Cuộc sống là chuỗi hành trình không ngừng nghỉ, ai biết ngày mai sẽ gặp những gì. Chỉ biết ánh mặt trời ngày hôm nay thật đẹp, ngàn vạn lần xin đừng bỏ lỡ.
3. Thanh Xuân rồi sẽ qua như cánh đồng già đi sau mùa hoa thắm. Thời gian thì nhanh mà nỗi buồn thì chậm chạp, sao chúng ta rẽ về đâu cũng giẫm phải nỗi buồn…
4. Những gì thanh xuân năm đó anh có, anh cho em hết.
Những gì hiện tại anh không có, tương lai anh sẽ cố gắng cho em.
5. Thanh xuân là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là quãng thời gian mà chúng ta có sự nhiệt huyết, có sức khỏe và có cả bản lĩnh, sự kiên trì để theo đuổi những hoài bão của bản thân. Vì thế mỗi chúng ta phải biết trân trọng quãng thời gian căng tràn sức sống và tươi đẹp này.
Tổng hợp STT ngắn về thanh xuân
1. Nơi đẹp nhất là những nơi chúng ta đã từng đi qua. Khoảng thời gian đẹp nhất là thanh xuân không thể quay trở lại.
2. Trong khe hở của thời gian và hiện thực, thanh xuân và sắc đẹp mỏng manh như trang giấy dễ bị gió hong khô.
3. Tình cảm và nhiệt huyết của thanh xuân mãi mãi là những ký ức đẹp nhất.
4. Có những chuyện mà khi trẻ dù có cố thế nào cũng chẳng thể hiểu được. Những khi đã hiểu ra rồi thì thanh xuân đã ở lại phía sau.
5. Khi nhìn lại thì thanh xuân của bạn là quãng thời gian thú vị nhất mà hiếm người có được.
6. Trong thời gian thanh xuân, người ta làm những điều rồ dại và yêu đương hết mình. Người ta lớn lên từng ngày với những sai lầm và cố gắng đứng dậy đi tiếp.
Tổng hợp STT thanh xuân hài hước
1. Khi nhìn thấy những cái tên được các cặp đôi khắc lên cây, lúc đó tôi tự hỏi yêu đương thì mang dao theo để làm gì?
2. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không có.
3. Thời gian học hành bao gồm 10% thời gian nghiên cứu và 90% thời gian để than phiền học hành khổ sở với đứa bạn thân.
5. Nếu như thanh xuân là giấc mơ thì chúng ta chỉ muốn mơ hoài mà không tỉnh.
Tổng hợp Cap thanh xuân ngắn
1. Thanh xuân của tôi nghịch ngợm lắm
Đôi lần đã va vấp nhưng tôi vẫn mỉm cười thật tươi để mọi chuyện lại đâu vào đấy.
2. Điều tuyệt nhất tuổi thanh xuân là tôi luôn tự hỏi tại sao tôi lại thích cậu đến điên cuồng? Đáp án chính là tôi thích cậu mà không có lý do…
3. Nếu như thanh xuân em đặt đúng chỗ thì cuộc đời em giống như đang trúng số…
4. Đôi khi thanh xuân chẳng phải là thời gian mà đó là khoảng cách.
5. Thanh xuân của anh là dành cho em, còn thanh xuân của em là dành cho ai chứ đâu phải cho em.
6. Năm tháng đó tôi thích em là thật. Còn việc em có đáp lại hay không thì không còn quan trọng nữa. Vì thanh xuân vốn dĩ là để bỏ lỡ….
Bài viết trên đã chia sẻ khá nhiều những STT, Cap hay về thanh xuân cho các bạn tìm hiểu. Hy vọng những câu nói trên đã khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp trong thời thanh xuân của bạn.

21/09/2023

Lời bài hát Rước đèn tháng 8

**Lời bài hát Rước đèn tháng 8**

**Sáng tác: Lê Hoàng Long**

**Thể hiện: Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, V.A**

**1.** Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Em múa ca vui đón chị Hằng
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Em muốn ăn bốn, năm ba phần

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**2.** Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chị Hằng hái hoa trên cung trăng
Thổi sáo cho chú Cuội nghe

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**3.** Trung thu ơi, trung thu ơi
Cùng nhau múa hát, đón chị Hằng
Tết trung thu, Tết trung thu
Cùng nhau vui vẻ, đón chị Hằng

**Điệp khúc:**
Rước đèn tháng tám, rước đèn tháng tám
Cùng nhau múa hát, mừng chị Hằng
Đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân
Cùng nhau rước đèn, phá cỗ trung thu

**Bài hát Rước đèn tháng 8** là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến ở Việt Nam. Bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Hoàng Long, và được thể hiện bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi nổi tiếng như Xuân Mai, Bé Bảo An, Ngọc Quỳnh Trâm, Ruby Bảo An, v.v.

Bài hát mang giai điệu vui tươi, sôi động, phù hợp với không khí lễ hội trung thu. Nội dung bài hát nói về hình ảnh những em nhỏ nô đùa, rước đèn, múa hát mừng trung thu. Bài hát cũng nhắc đến hình ảnh chú Cuội và chị Hằng, những nhân vật quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Bài hát Rước đèn tháng 8 là một trong những bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất ở Việt Nam. Bài hát luôn được các em nhỏ yêu thích và hát vang trong mỗi dịp trung thu.

18/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 6 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 6 là công cụ hữu ích cho các thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Bài viết sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới nhất.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất

Giáo án lớp 1 tuần 5 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 5 là tài liệu quan trọng giúp các thầy cô có thể bớt được công sức và thời gian dạy giáo án. Bài viết sau sẽ cung cấp những bộ giáo án lớp 1 tuần 5 mới nhất với cách biên soạn chi tiết và dễ hiểu. Quý thầy cô có thể tham khảo các giáo án này để tạo ra những bộ giáo án chất lượng nhất và hỗ trợ quá trình giảng dạy tốt hơn.
Giáo án lớp 1 trọn bộ theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 5
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 5:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 5:
BÀI 3: ÍT HƠN, NHIỀU HƠN, BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức:
● Giúp học sinh hình dung ban đầu về số khái niệm nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
● So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật qua sử dụng các từ ít hơn, nhiều hơn, bằng.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất chung:
● So sánh được số lượng của 2 nhóm đồ vật trong bài toán thực tế có hai hoặc 3 nhóm sự vật.
II. CHUẨN BỊ:
● Bộ đồ dùng học toán 1.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 5:
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TUẦN 5: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA BẠN VÀ EM
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Học sinh mô tả được những đặc điểm cơ bản về ngoại hình bên ngoài của mình và của bạn.
- Học sinh cần thể hiện sự hòa đồng, thân thiện khi làm việc với bạn bè.
- HS tự đánh giá các hoạt động của bản thân.
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự tự tin về bản thân và sự tôn trọng bạn bè.
- Trung thực trong việc tự đánh giá bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
- Bút chì
- Bộ thẻ cảm xúc.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 5:
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài 16 này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách để tìm kết quả của một phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng trong phạm vi 6 để giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.
- Phát triển các năng lực toán học:NL tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết các vấn đề toán học….
II. CHUẨN BỊ
- Các que tính, chấm tròn.
- Một số tình huống dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Cùng học để phát triển năng lực
MÔN TIẾNG VIỆT
BÀI HỌC: TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS đọc đúng, đọc trơn từ, câu, đoạn ở trong bài “Ngày em tới trường”.
- Viết đúng từ mở đầu bằng g/ gh trong bài đọc, chép đúng một đoạn văn trong bài.
- Nói được một điều mình thích trong ngày đầu đến trường
2. Năng lực:
- Học sinh biết cách để hợp tác nhóm, quan sát các tranh trình bày và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, đoàn kết và yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu nhóm để chơi tiếp sức ở các hoạt động.
2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2
Giáo án lớp 1 tuần 5 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
MÔN TOÁN
Bài: Hình chữ nhật, hình vuông
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được các dạng hình vuông, hình chữ nhật, nói đúng tên hình.
- Học sinh bước đầu cảm nhận sự khác nhau giữa hình chữ nhật, hình vuông.
- Trong một nhóm hình, HS chỉ ra được hình nào là hình vuông, hình nào là hình chữ nhật. Đồng thời chỉ ra được hình nào không phải hình vuông, hình nào không phải hình chữ nhật.
- Liên hệ thực tế: Chỉ được các đồ vật có dạng hình vuông hoặc có dạng hình chữ nhật.
- HS bước đầu hình thành các năng lực hợp tác, quan sát, giao tiếp, phẩm chất nhân ái, yêu thương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Slide có minh họa tranh / ảnh trong SGK
- Các tấm bìa có dạng hình chữ nhật, hình vuông
Trong bài viết này, quý thầy cô hoàn toàn có thể tải file giáo án các môn Thể dục, Mỹ Thuật, Tiếng việt, Đạo Đức,... lớp 1 tuần 5. Tài liệu này chắc chắn sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án nhanh hơn và có nhiều thời gian để nghiên cứu về môn học và phương pháp giảng dạy học sinh.

15/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ các môn)

Giáo án lớp 1 tuần 2 bao gồm tất cả các môn học cơ bản như: Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật…. theo đúng chương trình SGK mới nhất. Đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án lớp 1 tuần 2 mới nhất cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 2 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 tuần 2 theo công văn 2345 đầy đủ các môn sẽ bao gồm các loại giáo án sau đây:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 2
- Dưới đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 2 cho thầy cô tham khảo:
Giáo án sách "Cánh Diều"
Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
Giáo án "Kết nối tri thức"
Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
Giáo án "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 2:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao năng lực
a. Đọc: Phân biệt và đọc âm "o" đúng cách; đọc chính xác các từ và câu có chứa âm "o" và dấu hỏi; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các nội dung đã đọc.
b. Viết: Viết đúng chữ "o" và dấu hỏi; viết chính xác các từ và câu có chứa chữ "o" và dấu hỏi.
c. Nghe và nói: Phát triển từ vựng dựa trên các từ có âm "o" và dấu hỏi trong bài học. Phát triển kỹ năng chào hỏi. Phát triển kỹ năng quan sát để nhận biết các nhân vật và suy luận nội dung trong tranh minh họa.
(Ví dụ: Chào mẹ khi mẹ đến đón sau giờ học và chào ông, bà khi đi học về)
2. Phát triển phẩm chất
Cảm nhận và thấu hiểu tình cảm, mối quan hệ với tất cả thành viên trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị bảng tranh phóng to, học sinh chuẩn bị bộ ghép chữ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 2:
BÀI 2: Chữ "B b" (Sách học sinh, Trang 12-13)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:
Quan sát các hình ảnh trong bức tranh và trò chuyện với bạn về những đối tượng và hoạt động xuất hiện trong tranh. Nhất là những từ có âm "b" (bé, ba, bà, bế bé, ...).
Nhận biết được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ cái "b"; có khả năng đọc chữ "b" và từ "ba"; viết được chữ "b" và "ba" cùng với số 2; nhận dạng các từ chứa âm "b"; có khả năng nói một câu với từ chứa âm "b". Biết thể hiện, hát theo vận động trong bài hát vui vẻ và quen thuộc qua các hoạt động mở rộng.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tự học, khả năng tự giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo thông qua việc đọc và viết.
Cải thiện phẩm chất chăm chỉ thông qua việc tập viết và rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc tham gia các bài kiểm tra và đánh giá.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Giáo viên: Thẻ từ chứa chữ "b" (in hoa và in thường); một số hình ảnh minh họa (hình con ba ba, con rùa); các bài hát "Cháu yêu bà" và "Búp bê bằng bông"; thẻ từ với các từ (bé, ba, bà, bế bé, số 2).
Học sinh: Sách giáo trình, vở tập viết, bút viết, bảng con, …
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ 4, 5, 6
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm nhóm đồ vật có số lượng tới 6. Thông qua đó, học sinh nhận biết được số lượng và hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.
- Đọc, viết được số 4, 5, 6.
- Lập được những nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
- Phát triển các năng lực toán học.
II. CHUẨN BỊ
SGK, một số chấm tròn, hình vuông, các thẻ số từ 1 đến 6,.. (trong bộ đồ dùng học tập Toán 1).
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Cùng học để phát triển năng lực
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu gia đình là gì, rằng đó là tổ ấm của mình, nơi có ông bà, cha mẹ và những người thân yêu nhất.
Kĩ năng:
Học sinh biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích và khả năng của mình.
Học sinh có khả năng kể tên các thành viên trong gia đình của mình cho các bạn trong lớp.
Học sinh sử dụng từ ngữ thích hợp để xưng hô phù hợp với mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.
Học sinh thể hiện tình cảm kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và các người thân trong gia đình.
Thái độ:
Phát triển tình cảm yêu quý gia đình và người thân trong gia đình.
- Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: biết thể hiện tình yêu, chăm sóc và giúp đỡ người thân.
Nhận thức về tầm quan trọng của người thân trong gia đình; trình bày thông tin ngắn gọn về bản thân.
Hiểu và tìm hiểu về những hành động thể hiện sự quan tâm và chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giới thiệu thông tin về gia đình của mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV:
Tranh ảnh minh họa.
Bài hát "Ba thương con" và "Ba ngọn nến lung linh".
Bảng tương tác, máy chiếu, tivi (tuỳ điều kiện địa phương).
- Chuẩn bị của HS:
Tranh vẽ về hình ảnh của các thành viên trong gia đình của họ.
Giáo án lớp 1 tuần 2 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Giáo án môn Toán lớp 1
Bài 10: CÁC SỐ 7, 8, 9
I. MỤC TIÊU:
Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được những kết quả sau:
- Kiến thức:
Học sinh có khả năng nhận dạng, đọc và viết các số 7, 8, 9.
Họ có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến các số này.
- Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng toán học cơ bản.
- Thái độ:
Tạo sự hứng thú và tự tin trong việc học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ số 7, 8, 9.
Thẻ chấm tròn.
Trong bài viết trên, thầy cô và phụ huynh có thể tải file giáo án lớp 1 tuần 2 cho các môn Toán, Tự nhiên và xã hội, Tiếng việt, Đạo Đức,... Hy vọng những giáo án này sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình giáo dục học sinh và con em của mình.

12/09/2023

Giáo án lớp 1 tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405

Giáo án lớp 1 Tuần 3 là tài liệu rất hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Từ đó Quý Thầy, Cô giáo sẽ biên soạn các bản giáo án chi tiết và mạch lạc hơn, hỗ trợ cho công tác dạy và học hiệu quả hơn. Nếu dạy theo giáo án được biên soạn sẵn, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp dễ dàng hơn và không bị thiếu sót các kiến thức quan trọng. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp những mẫu giáo án mới lớp 1 tuần 2 cho thầy cô tìm hiểu.
Giáo án lớp 1 trọn bộ tuần 3 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)
Giáo án lớp 1 theo công văn 2345 đầy đủ các môn bao gồm những mẫu giáo án phổ biến sau đây. Thầy cô có thể dựa vào để biên soạn giáo án cho riêng mình:
Giáo án điện tử lớp 1 tuần học 3
- Sau đây là các bản giáo án lớp 1 (đầy đủ các môn) tuần 3:
● Giáo án sách "Cánh Diều"
● Giáo án sách "Chân trời sáng tạo"
● Giáo án "Kết nối tri thức"
● Giáo án "Cùng học để phát triển năng lực"
● Giáo án "Vì sự bình đẳng & dân chủ trong giáo dục"
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Kết nối tri thức tuần 3:
MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 9: o - c
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nhận biết các chữ o, c, tiếng bò, cỏ
2. Kỹ năng: Đọc và ứng dụng được câu: bò bê có bó cỏ
3. Thái độ: Phát triển lời nói theo cách tự nhiên: vó bè
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Tranh minh hoạ có tiếng: cỏ, bò, câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
+ Tranh minh hoạ cho phần luyện nói: vó bè
- HS:
- SGK, vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Khởi động: Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết: l, h, lê, hè
- Đọc câu ứng dụng: hè về, ve ve ve.
- Nhận xét bài cũ.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Chân trời sáng tạo tuần 3:
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI HỌC : VỊ TRÍ
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết, sử dụng đúng thuật ngữ về vị trí, định hướng không gian: phải - trái (đối với bản thân), trước - sau, trên - dưới, ở giữa.
- Năng lực chú trọng: tư duy, lập luận toán học, cách giao tiếp toán học.
- Tích hợp: Tự nhiên & Xã hội, Toán học & cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- HS: hộp bút, bảng con (hoặc 1 dụng cụ học tập tuỳ ý).
- GV:
+ Một hình tam giác (hoặc 1 dụng cụ tuỳ ý), hai bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải).
+ Tranh minh họa
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cánh Diều
Sau đây là ví dụ về giáo án lớp 1 Cánh diều tuần 3:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
- Học sinh cần đọc đúng bài tập đọc.
- Học sinh cần biết viết trên bảng con của mình các chữ ê, l và tiếng lê
2. Năng lực
- Học sinh cần biết cách chuẩn bị sách vở, các đồ dùng học tập.
- Học sinh mạnh dạn trình bày các ý kiến của mình, biết tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
3. Phẩm chất
- Học sinh có ý thức học tập, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Mẫu chữ ê, l
- HS: SGK Tiếng Việt 1, phấn, bảng con.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Cùng học để phát triển năng lực
TUẦN 3 GV soạn: ……………
CHỦ ĐỀ 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
BÀI 1: EM YÊU GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
– Rèn luyện các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình
– Thực hiện trực tiếp các hành động thể hiện tình yêu thương với gia đình hằng ngày
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– Các hình trong SGK.
– VBT Đạo đức 1.
– Video/nhạc bài hát về gia đình.
Giáo án lớp 1 tuần 3 Sách Vì sự bình đẳng và dân chủ
Bài 2: Chữ cái a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E

I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được chữ cái in thường a,b, c, d, đ, e và những chữ cái in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được những nét móc ngược, nét móc 2 đầu, nét móc xuôi.
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
Bộ đồ dùng tập viết, vở tập viết, phấn, bảng, bút, giẻ lau.
2. GV:
Bộ đồ dùng tập viết, tivi.
Trong bài viết trên, quý thầy cô có thể tải về file giáo án lớp 1 tuần 3 đầy đủ tất cả các môn như Toán, Tiếng việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội... Những giáo án này sẽ giúp các thầy cô đỡ tốn thời gian biên soạn giáo án hàng ngày và có thể thiết lập kế hoạch giảng dạy các em học sinh tốt hơn.

11/09/2023

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 mới nhất theo CV 2345, CV405

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 là giáo án điện tử đầy đủ các môn học như:  Tiếng việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội,... được biên soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3 của truonghoc.edu.vn, bộ giáo án lớp 3 đầy đủ này sẽ giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm chất lượng hiệu quả hơn.
TUẦN 1
Môn : TIẾNG VIỆT– Lớp 3/3
Tên bài học: Bài 1: NGÀY GẶP LẠI ( 2 tiết)
Thời gian thực hiện: 5/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật dựa vào các hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài học: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…
- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?
+ Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè?
+ Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn.
+ Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em.
a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè.
b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè.
c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.)
+ Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều.
+ Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều.  
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Nói và nghe: Mùa hè của em
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình.
+ Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em
+ Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
- HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.

- HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè.
- 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê.
+ GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi?
+ Việc làm đó có vui không? Có an toàn không?
- Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,...
- Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 3/3
Tên bài học: Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (1 tiết)
Thời gian thực hiện: 6/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.
+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: cá chép
+ Trả lời: quả khế
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè.
- GV đọc toàn bài thơ.
- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV hướng dẫn cách viết bài thơ:
+ Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng.
+ Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k.

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k.
- GV gợi mở thêm:

- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS nghe, dò bài.
- HS đổi vở dò bài cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.

- Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa
- Các nhóm nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,...
- Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - HS lắng nghe để lựa chọn.
- Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

11/09/2023

Giáo án lớp 1 - Tuần 1 theo công văn 2345 và CV 405 (Đầy đủ)

Giáo án lớp 1 tuần 1 là tài liệu được biên soạn theo quy chuẩn giáo dục ở bậc tiểu học dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án này sẽ giúp thầy cô lên kế hoạch giảng dạy cụ thể trong tuần đầu năm học và có sự chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học, thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận với kiến thức cơ bản của lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Bài viết sau của Truonghoc.edu.vn sẽ cung cấp thông tin giáo án lớp 1 tuần 1 cho mọi người tìm hiểu.

10/09/2023

Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
- Thấy được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

21/09/2021

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm 2023)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm) là một tài liệu hoàn chỉnh đã được biên soạn chuẩn mực, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy chi tiết và chuẩn bị hiệu quả cho các bài giảng Tiếng Việt lớp 1 trong năm học 2023. Nội dung của giáo án đã được biên soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm. Truonghoc.edu.vn xin gửi tới quý Thầy, Cô giáo trọn bộ giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều hoàn toàn miễn phí.

30/08/2023

Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27

Cùng truonghoc.edu.vn tìm hiểu về mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 trong bài viết sau

12/08/2023

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm module 9 - Tiểu học - Tất cả các môn

22/03/2022

Thông tin tham khảo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây