Điều lệ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mới nhất
UBND TP ABC
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …./QĐ-Lt , ngày … tháng 9 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của trường THCS HOÀNG DIỆU
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
Căn cứ nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số: 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số: 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/05/2020 của Bộ GD&ĐT v/v ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập;
Căn cứ Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 v/v ban hành Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ và nghị quyết Hội nghị viên chức năm học 2023-2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT; (b/c)
- chi ủy-BGH-BCĐ; (Chỉ đạo)
- CB, GV, NV, HS; (T.hiện)
- Lưu VP. HIỆU TRƯỞNG
Trần Thanh Sơn
QUY CHẾ
Thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường
(Kèm theo QĐ số:…./QĐ-LL ngày …/…/2023 của trường THCS HOÀNG DIỆU)
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ viên chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh.
Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường
Chương II: THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG
Điều 4. Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, viên chức, của người học trong Quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, Điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.
4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị viên chức hàng năm.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, viên chức, người học.
6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.
7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị viên chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước.
Điều 5. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:
1. Kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch giáo dục, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.
2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.
3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, viên chức.
4. Kế hoạch xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất của nhà trường.
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
Hội nghị cán bộ viên chức cơ quan có nội dung :
1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan .
2. Hiệu trưởng cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, viên chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghị của cán bộ viên chức cơ quan.
3. Bàn biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức cơ quan.
4. Ban thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác; bầu ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật ;
5. Tham gia những điều quy định tại điều 5 của quy chế này.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
Điều 6. Nhà giáo cán bộ, viên chức trong nhà trường có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.
2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.
4. Thực hiện đúng những quy định trong Luật cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, viên chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.
Điều 7. Những việc nhà giáo, cán bộ, viên chức chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, viên chức.
2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, viên chức, cho người học.
6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch viên chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế kiểm tra từng năm học.
8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm.
MỤC 3. NHỮNG VIỆC NGƯỜI HỌC ĐƯỢC BIẾT VÀ THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Những việc người học được biết.
Người học phải được biết những nội dung sau đây:
1. Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành và những quy định của nhà trường đối với người học.
2. Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường hàng năm.
3. Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
4. Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.
Điều 9. Những việc người học được tham gia ý kiến:
1. Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.
2. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến người học.
MỤC 4 - TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG
Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Điều 10. Trách nhiệm của nhà trường:
Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:
1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch giáo dục năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, viên chức trong nhà trường.
2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả kiểm tra, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.
3. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học), tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng.
5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, cán bộ, viên chức trong nhà trường.
6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.
MỤC 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁC ĐOÀN THỂ,
TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 11. Trách nhiệm của đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.
Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:
1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Điều 12. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha, mẹ học sinh trong nhà trường
1. Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:
1.1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
1.2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.
1.3. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
Chương III: QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 13. Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên.
1. Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc.
2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.
3. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.
Điều 14. Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học.
Chương IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Quy chế này được thông qua đã được thông qua chi bộ, hội nghị Viên chức năm học 2023-2024 và được biểu quyết nhất trí ……..%.
Điều 18. Các bộ phận, tổ và CB-GV-NV thực hiện tốt Quy chế này được khen thưởng, vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 19. Các trưởng bộ phận, tổ chuyên môn có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện quy chế này.
PHÒNG GDĐT THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Số: ……./QĐ-MD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…., ngày 22 tháng 9 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành Quy tắc ứng xử trong nhà trường năm học 2022-2023
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT- BGDĐT ngày 12/04/2019 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở gióa dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy tắc ứng xử trong nhà trường của trường THCS Nguyễn Du.
Điều 2. Quy tắc ứng xử trong nhà trường chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và cha mẹ người đang học tập và làm việc tại trường THCS Nguyễn Du.
Điều 3. Bộ phận chuyên môn; bộ phận văn phòng; các tổ chuyên môn; các bộ phận liên quan và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh và cha mẹ người đang học của trường THCS Nguyễn Du chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT …. (b/c);
- Như điều 3.
- Lưu VT.
Trần Văn Sơn
PHÒNG GDĐT THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Số: 01 /QT-ND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hà, ngày 22 tháng 9 năm 2022
QUY TẮC
Ứng xử văn hóa trong trường học năm học 2022-2023
Căn cứ Nghị định sổ 80/20177NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chổng bạo lực học đường;
Căn cứ Quyết định sổ 1299/QĐ-TTg ngày 03 thảng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025;
Căn cứ thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 “Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phô thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Xuân về việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, Trường THCS Nguyễn Du ban hành Quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường như sau:
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy tắc ứng xử này áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, và cha mẹ người đang học, công tác, học tập tại trường THCS Nguyễn Du.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngoài việc thực hiện Quy tắc ứng xử của trường THCS Nguyễn Du, còn phải thực hiện nghiêm túc Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT.
Điều 2. Mục đích
- Điêu chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuân mực đạo đức xã hội và thuân phong mỹ tục của dân tộc, phù họp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn củanhà trường; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục.
- Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
- Quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường là Quy định các chuẩn mực ứng xửcủa cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đang công tác, học tập tại trường THCS Nguyễn Du nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đồng thời giáo dục hình thành học sinh có thói quen ứng xử văn minh.
- Là căn cứ để giám sát, phát hiện nhân tố tích cực trong đơn vị.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.
Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.
Chương II:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Điều 4. Ứng xử với bản thân
1. Chấp hành đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và nhà trường.
2. Thực hiện nghiêm túc về thời gian làm việc: không đi muộn, về sớm; không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí công tác trong giờ làm việc;
3. Sắp xếp, bài trí bàn, phòng làm việc, lớp dạy một cách khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;
4. Tác phong, trang phục: Có tác phong nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng phù hợp theo mùa và môi trường sư phạm. Đối với những ngày lễ mặc trang phục truyền thống hoặc đồng phục của nhà trường.
5. Khi dự họp, hội nghị không nói chuyện riêng, không sử dụng điện thoại, ghi chép đầy đủ nội dung.
6. Ăn nói khiêm nhường, từ tốn, không nói tục, văng bậy,… gây mất trật tự.
7. Hết giờ làm việc, trước khi ra về phải kiểm tra, tắt điện, khoá chốt các cửa bảo đảm an toàn trường học.
Điều 5. Ứng xử với học sinh
1. Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng cương quyết, triệt để khi xử lý các vi phạm của học sinh;
2. Khi giảng bài cần nhẹ nhàng, gần gũi, chỉ bảo ân cần, tỉ mỉ, giảng giải rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu; thương yêu học sinh; không chửi bới, mắng mỏ, xúc phạm tới nhân phẩm học sinh.
3. Khi học sinh tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ cần tuyên dương khen thưởng; khi học sinh mắc lỗi cần phê bình nghiêm khắc; khen nhiều hơn chê, nếu chê thì chọn lời lẽ khéo léo sao không gây tổn thương học sinh.
4. Đối xử công bằng đối với mỗi học sinh, không ép buộc học sinh học thêm trái quy định hoặc làm những việc trái quy định. Không trù dập, không tự ý thay đổi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Điều 6. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
1. Ứng xử với cấp trên:
1.1. Các chỉ đạo, mệnh lệnh, hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
1.2. Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên, bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên;
1.3. Khi gặp cấp trên phải chào hỏi nghiêm túc, lịch sự,
1.4 Trong giao tiếp và thi hành nhiệm vụ phải có thái độ tôn trọng cấp trên, xưng hô đúng mực.
2. Ứng xử với cấp dưới:
2.1. Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
2.2. Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, chân thành động viên, thông cảm, chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới;
2.3. Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới;
2.4. Khi gặp cấp dưới phải chào hỏi nghiêm túc, lịch sự. Không làm vẻ quan cách, quan liêu với cấp dưới.
3. Ứng xử với đồng nghiệp:
3.1. Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình mình. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong công tác và cuộc sống;
3.2. Khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kỵ, lôi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ;
3.3. Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc, cuộc sống; Không suồng sã, nói tục trong sinh hoạt, giao tiếp.
3.4. Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 7. Ứng xử với khách đến làm việc, với các cơ quan, trường học khác
1. Văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch không nói tục hoặc có thái độ cục cằn…..gây căng thẳng, bức xúc cho người đến làm viêc; Không cung cấp tùy tiện các thông tin của nhà trường, của viên chức thuộc trường cho người khác biết (trừ trường hợp do Hiệu trưởng chỉ thị).
2. Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi;
3. Khi giải quyết công việc, phải nhanh chóng, chính xác;
4. Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho người đến làm việc tại nhà trường;
5. Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của người đến làm viêc. Trong khi thi hành công vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
Điều 8. Ứng xử với người thân trong gia đình
1. Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không vi phạm Pháp luật;
2. Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, hoà thuận;
3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi;
4. Sống có trách nhiệm với gia đình.
Điều 9. Đối với phụ huynh học sinh:
1. Nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng đối với phụ huynh.
2. Đối với phụ huynh khi đến trao đổi tình hình học tập của con em mình cần hướng dẫn, trao đổi khéo léo, nhẹ nhàng, tôn trọng, mang tính hợp tác cao.
3. Không thông báo sai lệch kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, phải phản ánh chính xác, trung thực, khách quan về học sinh với phụ huynh.
Điều 10. Ứng xử khách đến làm việc, với tổ chức khác và người nước ngoài
1. Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của Ngành về quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, lợi ích quốc gia.
Điều 11 Ứng xử với cơ sở vật chất, môi trường sư phạm
Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp. Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội họp .
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường (trong phòng học, phòng thư viện, phòng vi tính và phòng làm việc).
Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong nhà trường.
Điều 12. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể;
1. Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, Hội thảo, Hội nghị; chủ động chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 05 phút để ổn định chỗ ngồi và tuân thủ quy định của Ban tổ chức điều hành cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo.
2.Trong khi họp:
2.1. Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, không làm ảnh hưởng đến người khác và nội dung buổi họp.
2.2. Giữ trật tự, tập trung theo dõi, nghe, ghi chép các nội dung cần thiết; không nói chuyện và làm việc riêng; không bỏ về trước khi kết thúc cuộc họp, không ra vào, đi lại tuỳ tiện trong phòng họp. Phát biểu ý kiến theo điều hành của Chủ toạ hoặc Ban tổ chức; không làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng trong cuộc họp, không trao đổi, thảo luận riêng…
2.3. Kết thúc cuộc họp: Để khách mời, lãnh đạo cấp trên ra trước, không xô đẩy, chen lấn, dọn dẹp lại chỗ ngồi (ghế, ngăn bàn, bàn)…
Điều 13. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
1. Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trường chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;
2. Kính trọng, lễ phép với người già, người lớn tuổi. Cư xử đúng mức với mọi người. Tương trợ giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình nghĩa với hàng xóm, láng giềng;
3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú. Không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật. Tỏ rõ quan điểm của bản thân đối với những hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 14. Ứng xử nơi công cộng, đông người
1.Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định hơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu, xe, khi qua đường;
2. Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật;
3. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
B. Quan hệ ứng xử của học sinh.
Điều 15. Đối bản thân:
1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
3. Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
4. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học.
5. Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của ngưòi khác.
6. Đi học phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ,. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
7. Đến trường trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục quy định , không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè lẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
Điều 16. Đối với bạn bè
1. Chào hỏi, xưng hô với bạn bè đảm bảo thân mật, gọi bạn xưng tôi, không gọi tên bạn gắn với tên cha, mẹ, hoặc những khiếm khuyết ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết; không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
2. Thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè đảm bảo chân thành, tế nhị, không che dấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn; khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không cầu kỳ, không gây khó xử.
3. Đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè đảm bảo chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, nói tục... Biết lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
4. Quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, đúng mức.
5. Nghiêm túc, trung thực trong học tập không vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử.
Điều 17. Ứng xử của học sinh đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường và khách đến trường
1. Học sinh chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến trường phải đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè, không sử dụng các động tác cơ thể gây phản cảm.
2. Khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn.
3. Khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, biết xin lỗi...
4. Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và ngược lại.
Điều 18. Đối với gia đình
1. Xưng hô, mời gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
2. Chào hỏi khi đi, về, lúc ăn uống đảm bảo lễ phép.
3. Quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.
4. Khi có khách đến nhà chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.
5. Có ý thức giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức.
6. Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
Điều 19. Đối với môi trường:
1. Biết quý trọng môi trường, hiểu việc bảo vệ môi trường tự nhiên là nhiệm vụ chung không phải của riêng ai.
2. Có các hành động cụ thể: Không xả rác bừa bãi; tích cực tham gia các hoạt động làm sạch đường làng, ngõ xóm, các phong trào trồng cây xanh ở nơi công cộng, trồng cây gây rừng. Tất cả những điều đó đều là hành động thiết thực nhất để giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp!
3. Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và gi gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình măng non. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường. Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương. Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
Điều 20. Ứng xử nơi công cộng, nơi cư trú.
1. Giao tiếp với mọi người đảm bảo tôn trọng, lễ phép, ân cần, giúp đỡ.
2. Trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
3. Khi tham gia các hoạt động chung đảm bảo nếp sống văn minh, đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, có ý thức giữ vệ sinh chung; không gây mất trật tự.
4. Trong các khu vực công cộng như đường làng, nhà văn hóa, trạm xá... đảm bảo cử chỉ, hành động lịch thiệp; nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được phục vụ; không gây mất trật tự.
Điều 21. Ở trong lớp học
1. Trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo tư thế, tác phong nghiêm túc, trật tự, tôn trọng thầy giáo, cô giáo và bạn cùng lớp. Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, quay ngửa, phát ngôn tuỳ tiện, nhoài người, gục đầu; không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân ...
2. Khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến giờ học.
3. Khi trao đổi, thảo luận về nôi dụng bài giảng đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt, chê bai, mỉa mai những ý kiến khác với ý kiến bản thân.
4. Trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy cô giáo, không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra chơi, ra về, đảm bảo trật tự, không xô đẩy bàn ghế, giữ vệ sinh chung.
5. Khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh làm lây lan bệnh cho người khác.
Điều 22. Đối với những bất đồng, mâu thuẫn
Trong khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn đảm bảo từ tốn, có lý có tình, không kiêu căng, thách thức, hiếu thắng; biết lắng nghe tích cực và góp ý mang tính xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết.
Chương III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức thuộc quyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy tắc này;
2. Phối hợp với công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại công chức, viên chức.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Quy định này được thông qua và áp dụng thực hiện kể từ ngày ký Quyết định ban hành.
2. Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh quy định thì sẽ được rà soát bổ sung hàng năm vào dịp Hội nghị công chức, viên chức cho phù hợp, mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
Hồ Văn Tín
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thanh Sơn
18/09/2023 09:19
18/09/2023 09:01
18/09/2023 08:48
18/06/2024 23:20
30/08/2023 04:14
01/10/2021 04:56
20/09/2021 21:29
07/10/2021 21:10
18/09/2021
27/09/2023
21/09/2023
18/09/2023
15/09/2023
15/09/2023
12/09/2023
11/09/2023
11/09/2023
10/09/2023
21/09/2021
30/08/2023
12/08/2023
22/03/2022